
-
Vàng đảo chiều tăng trước áp lực thuế quan
-
Lãi suất ổn định ở mức thấp, ngân hàng nỗ lực kích cầu tín dụng
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
![]() |
Tính đến tháng 11/2019, cả nước có 30 trung gian thanh toán được NHNN cấp phép. Ảnh: Đức Thanh |
Siết room không vi phạm các cam kết quốc tế
Bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc phụ trách Bộ phận Dịch vụ tài chính, Ngân hàng EY Việt Nam, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Fintech Việt Nam nhận định, hoàn toàn không có khả năng Việt Nam bị kiện nếu giới hạn room như đề xuất của NHNN, bởi trung gian thanh toán không nằm trong phạm vi các cam kết mở cửa của Việt Nam. Hơn nữa, do fintech là mô hình mới, nên việc thả nổi ở giai đoạn đầu sau đó mới quản lý là một thông lệ ở nhiều quốc gia.
Ông Lê Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cũng cho biết, trước khi đưa ra con số trên, NHNN đã tham vấn Bộ Công thương, đối chiếu các cam kết mở cửa của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hay Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và khẳng định, trung gian thanh toán không thuộc phạm vi cam kết mở cửa của Việt Nam.
Theo lý giải của NHNN, trung gian thanh toán là ngành kinh doanh có điều kiện. Quy định trên được đưa ra để tránh sự thao túng của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thanh toán, bảo đảm vai trò chủ động của doanh nghiệp trong nước, quan trọng hơn là để bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động ngân hàng - tài chính và an ninh tiền tệ quốc gia.
“Tỷ lệ 49% là hài hòa, phù hợp, vừa đảm bảo nguyên tắc chủ quyền quốc gia, vừa đảm bảo an ninh an toàn tiền tệ, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội cạnh tranh bình đẳng mà vẫn tranh thủ thu hút được vốn nhà đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên”, ông Dũng nói.
Trước đó, đã có một số ý kiến cho rằng, Việt Nam có thể đối mặt với những vụ kiện từ nhà đầu tư nước ngoài bởi đề xuất này đi ngược lại với cam kết của Việt Nam trong WTO hay CPTPP.
Siết room sở hữu nước ngoài để khắc phục một số vấn đề phát sinh
Thời gian qua, trung gian thanh toán tại Việt Nam phát triển mạnh, song cũng đã phát sinh một số vấn đề, có thể gây rủi ro cho an ninh hệ thống. Do đó, NHNN siết room sở hữu ở mức 49% là để khắc phục những hạn chế đó, với mục đích khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào trung gian thanh toán, song cũng phải đảm bảo an ninh tiền tệ và quản lý chặt chẽ việc cung ứng dịch vụ thanh toán, đồng thời giúp quản lý tốt các giao dịch thanh toán quốc tế, đặc biệt là các giao dịch có yếu tố đầu tư nước ngoài
TS. Châu Đình Linh, chuyên gia kinh tế Trường Kinh doanh SSB
Trên thực tế, việc siết room ngoại trong lĩnh vực này đã được đề cập từ cuối năm 2018, con số giới hạn thậm chí còn được dự kiến ở mức 30%, tương đương với room ngoại trong lĩnh vực ngân hàng. Nhiều chuyên gia cho rằng, đề xuất mới đưa ra đã được nới lên 49%, đủ để tạo mức hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài và không cần lo ngại về nguy cơ dòng vốn nước ngoài tháo chạy, cũng như lĩnh vực trung gian thanh toán thiếu nguồn vốn để phát triển, bởi hiện ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn trong nước như Viettel, VNPT, Vingroup... quan tâm đến mảng dịch vụ này.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn NextTech - đơn vị sở hữu nhiều trung gian thanh toán trong nước - còn cho rằng, động thái này thậm chí đã quá muộn, khi mà nhiều nhà đầu tư ngoại đã nắm giữ phần lớn cổ phần trung gian thanh toán trong nước. Tuy vậy, muộn còn hơn không.
Tính đến tháng 11/2019, cả nước có 30 trung gian thanh toán được NHNN cấp phép. Trong đó, nhà đầu tư ngoại đã nắm quyền chi phối ở nhiều trung gian thanh toán với tỷ lệ có nơi lên tới gần 100%. Cụ thể, 90% vốn của 1Pay đang do True Money (Thái Lan) nắm giữ; Tập đoàn NTT Data (Nhật Bản) đã mua 64% vốn của Payoo; hai nhà đầu tư Hàn Quốc là Global Payment Service và UTC Investment Co., Ltd nắm 65% vốn của VNPT EPAY...
Việc nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền chi phối tại trung gian thanh toán đã làm dấy lên mối lo ngại về những vấn đề cốt lõi như quản lý cơ sở dữ liệu tài chính cá nhân, trốn thuế, rửa tiền, chuyển tiền xuyên biên giới bất hợp pháp…
Cần kiểm soát chặt dòng vốn chạy đường vòng
Ngay cả khi đề xuất room 49% được áp dụng, để công cụ này thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn, vẫn cần có những biện pháp kiểm soát chặt việc nhà đầu tư ngoại tìm “đường vòng” nắm quyền chi phối trung gian thanh toán trong nước.
Một trong những cách thức phổ biến được khối ngoại sử dụng là doanh nghiệp A mua cổ phần chi phối doanh nghiệp B, doanh nghiệp B thâu tóm doanh nghiệp C, doanh nghiệp C phát hành ví điện tử D. Trong đó, A là doanh nghiệp nước ngoài, B và C đều là doanh nghiệp trong nước. Xét về mặt hình thức, ví điện tử D là của doanh nghiệp Việt, song thực chất lại thuộc về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Chỉ bằng cách kiểm soát chặt chẽ hình thức sở hữu gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài trong trung gian thanh toán, mới có thể đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra và tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp fintech khởi nghiệp sáng tạo.

-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu -
Phát triển thị trường mua bán nợ để xử lý nợ xấu -
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng -
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số