Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 10 tháng 12 năm 2024,
Siêu bão sẽ "thổi bay" đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông?
Hằng Thu (GTVT/Quartz) - 02/08/2016 16:21
 
Sức mạnh của bão số 2 Nida có thể quét sạch đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông.
vao-bien-dong-bao-nida-manh-len-giat-gan-cap-sieu-

Sức mạnh của bão số 2 Nida có thể quét sạch đảo nhân tạo TQ xây dựng trái phép trên Biển Đông. Ảnh minh họa

Hồi cuối tuần qua, cơn bão Nida đã di chuyển qua Biển Đông sau khi càn quét Philippines với lượng mưa trên 300 mm. Tối 1/8, bão Nida đã đổ bộ vào Hồng Kông với sức gió mạnh khủng khiếp, sau đó tiến vào đến tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Hôm 2/8, tờ Quartz của Mỹ nhận định, siêu bão Nida sẽ khiến các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo trái phép trên Biển Đông "tả tơi" do sức mạnh của cơn bão.

Điều này là bởi vì trong vài năm qua, Trung Quốc đã liên tục xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, “nhồi nhét” chúng bằng các tòa nhà, đường băng, ngọn hải đăng, thậm chí là cả trang trại để củng cố tuyên bố lãnh thổ ngang ngược trên vùng biển tranh chấp. Những dự án này đã bị bác bỏ theo pháp lý bởi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực hôm 12/7 vừa qua.

Và thực tế có thể thấy rằng, cho dù Trung Quốc có thể chống đối lại luật pháp quốc tế, song không thể làm trái được trước sức mạnh thiên nhiên.

Theo Quartz, Trung Quốc có thể đối đầu với phán quyết Biển Đông, trắng trợn xây dựng các hòn đảo theo ý mình, nhưng không thể nào đủ sức chống chọi lại sóng to, bão lớn, mực nước biển dâng cao.

FieryCrossReef-5

Trung Quốc cho xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam.

Một minh chứng rõ ràng là, chỉ 1 tháng sau khi xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam, Trung Quốc đã phải sửa chữa một góc đảo này. Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một phần đảo nhân tạo đã bị sụp xuống biển.

Thực tế, những bức tường dốc đứng là một thách thức với các công trình kiến trúc như vậy. Song, một vấn đề cơ bản quan trọng hơn nữa là các rạn san hô cùng những cơ sở hạ tầng được xây dựng trên đó không thể đủ sức chống chọi được sức mạnh của các đợt sóng.

Một nghiên cứu năm 2014 công bố trên tạp chí Nature Communications đã cho thấy lợi ích của rạn san hô với việc giảm thiểu thiên tai cho người dân ven biển. Nghiên cứu này chỉ ra, rạn san hô đã giảm sức mạnh của sóng đến 97% so với bình thường. Trong khi đó, phần đỉnh hay cạnh hướng ra ngoài của rạn san hô (thường là phần cạn) có khả năng làm tiêu tan khoảng 86% sức mạnh các cơn sóng.

Do đó, một khi mực nước biển dâng cao, các rạn san hô bị hư hỏng sẽ không thể điều chỉnh khả năng tự nhiên của nó, và làm suy yếu bất cứ thứ gì được xây dựng tại đây.

Các cơn bão và siêu bão thường xuyên quét qua Biển Đông, đặc biệt là trong những tháng hè. Trong điều kiện bình thường, những cơ sở hạ tầng trái phép như trên Đảo Chữ Thập vẫn luôn trong trạng thái “bấp bênh”, vì vậy khi một cơn siêu bão có tốc độ 185 km/h hoặc sóng lớn với độ cao hơn 6 mét có thể quét sạch toàn bộ công trình, hoặc ít nhất cũng gây thiệt hại nghiêm trọng.

Hiện nay, phần lớn các công trình trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông đang phải đối mặt với mùa mưa bão đầu tiên kể từ khi được xây dựng. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cơn bão Nida được dự đoán sẽ càn quét tại Biển Đông trước khi đổ bộ vào Trung Quốc đại lục. 

Cơn bão rất mạnh có tên Melor hoạt động gần Biển Đông
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nay, một cơn bão rất mạnh đang hoạt động trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư