
-
Tin mới y tế ngày 30/4: Cảnh báo nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
Cụ thể, trong tuần thứ 10 năm 2025, TP.HCM ghi nhận 186 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 63,5% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca mắc tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2025 đến tuần 10 là 1.294 ca. Trong đó, các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao là quận 8, quận 6 và quận Bình Tân.
![]() |
Các bệnh nhi đang điều trị bệnh tay chân miệng tại một bệnh viện nhi đồng trên địa bàn TP.HCM. |
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Phó Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay, bệnh tay chân miệng có hai mùa dịch trong năm, bắt đầu từ tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10. Hiện bệnh tay chân miệng đã ở đầu mùa dịch, không chỉ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà còn có thể ảnh hưởng đến cả người lớn. Đến nay bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phần lớn tự khỏi sau 10 - 14 ngày. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể chuyển biến nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Biểu hiện ban đầu của bệnh gồm sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng. Khoảng 1 - 2 ngày sau khi sốt, trẻ xuất hiện các nốt loét ở lưỡi, lợi và bên trong má gây đau rát. Những nốt ban màu đỏ phẳng hoặc gồ lên, kèm theo bọng nước tập trung nhiều ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, có thể xuất hiện ở mông và cơ quan sinh dục.
Theo bác sĩ Qui, bệnh tay chân miệng dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi, hầu, họng, nước bọt và các nốt phỏng hoặc tiếp xúc gián tiếp với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà… Trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ mắc bệnh hơn trẻ lớn và người lớn. Nhà trẻ và trường mầm non là những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao và phát triển ổ dịch.
Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hoặc cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Trong tuần qua, tại TP.HCM ghi nhận 310 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 30,1% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2025 đến tuần 10 là 4.551 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm huyện Cần Giờ, quận 7 và TP. Thủ Đức.
TP.HCM cũng ghi nhận 276 ca sởi có địa chỉ tại thành phố, giảm 12,2% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sởi tích lũy từ đầu dịch đến tuần 10/2025 là 7.601 ca. Các quận huyện có số ca mắc cao đến tuần 10/2025 bao gồm huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và TP. Thủ Đức.

-
Tin mới y tế ngày 30/4: Cảnh báo nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Tin mới y tế ngày 29/4: Bộ Y tế hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn khi tham dự sự kiện diễu binh
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025 -
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025