
-
Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra vụ việc gia đình sản phụ tố bác sỹ tắc trách
-
Thực phẩm bổ sung không được công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng
-
Tin mới y tế ngày 22/2: Đề xuất mới về cấp giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh
-
Giảm bớt rào cản hành chính cho doanh nghiệp thực phẩm -
Gỡ “điểm nghẽn” để quản lý dược đảm bảo thông thoáng
Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Dược phẩm Substipharm Biologics (Thụy Sĩ), mở ra cơ hội đưa về Việt Nam nhiều loại vắc-xin mới, đặc biệt là vắc-xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 (EV71).
![]() |
Tay chân miệng là bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, gây áp lực lớn cho hệ thống y tế, vì vậy việc triển khai vắc-xin phòng ngừa là rất cần thiết. |
Đây là chủng virus gây bệnh tay chân miệng nặng nhất, đã khiến hàng chục nghìn trẻ em Việt Nam mắc bệnh, bị biến chứng và tử vong trong nhiều năm qua.
Tại buổi ký kết, hai bên thống nhất mục tiêu hợp tác vì sức khỏe cộng đồng, trong đó tập trung vào việc tăng cường nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lâm sàng, nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế và nâng cao nhận thức cộng đồng về các biện pháp dự phòng, đặc biệt là bệnh tay chân miệng ở trẻ em.
Công ty này chuyên phát triển, cung cấp và phân phối vắc-xin chất lượng cao tại hơn 80 quốc gia. Hiện nay, Substipharm Biologics sở hữu vắc-xin Imojev phòng viêm não Nhật Bản, được VNVC và Sanofi đưa về Việt Nam từ năm 2019, giúp bảo vệ sức khỏe cho hàng triệu trẻ em và người lớn tại Việt Nam.
Với việc ưu tiên đưa vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng về Việt Nam, Substipharm Biologics mong muốn góp phần vào cuộc chiến chống lại căn bệnh nguy hiểm này, đặc biệt tại những khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao.
Vắc-xin phòng tay chân miệng được khuyến nghị cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 6 tuổi. Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa uy tín The Lancet cho thấy vắc-xin này có hiệu quả bảo vệ lên đến 96,8%, giúp duy trì miễn dịch lâu dài và chống lại bệnh tay chân miệng do EV71, chủng virus đang lưu hành và gây nhiều ca bệnh nặng. Vắc-xin được sản xuất với công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Ông Hervé Profit, Giám đốc Cấp cao của Substipharm Biologics, cho biết, chúng tôi hy vọng sẽ sớm đưa vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng về Việt Nam, giúp bảo vệ trẻ em và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do bệnh, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội."
Còn theo ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Hệ thống tiêm chủng VNVC, đây là một bước quan trọng trong việc đưa vắc-xin phòng tay chân miệng về Việt Nam để phòng ngừa căn bệnh này, vốn đã gây ra nhiều ca tử vong cho trẻ em trong suốt nhiều năm qua. "Tay chân miệng là bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, gây áp lực lớn cho hệ thống y tế, vì vậy việc triển khai vắc-xin phòng ngừa là rất cần thiết," ông Dũng chia sẻ.
Bệnh tay chân miệng do hai nhóm virus chủ yếu là Coxsackie A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Nhiễm virus CA16 thường gây bệnh nhẹ, có thể điều trị tại nhà, trong khi EV71 gây bệnh nặng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Những đợt dịch tay chân miệng gần đây tại Việt Nam đều liên quan đến virus EV71, với đợt bùng phát lớn nhất vào năm 2023 khiến hơn 180.000 trẻ mắc bệnh và 31 ca tử vong.
Theo các chuyên gia tay chân miệng là bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt và các nốt phỏng của bệnh nhân, hoặc tiếp xúc gián tiếp với các vật dụng sinh hoạt của người bệnh. Các biểu hiện ban đầu bao gồm sốt, kém ăn, đau họng, sau đó là các nốt loét trong miệng và phát ban trên tay, chân, có thể lan ra mông và cơ quan sinh dục.
Trẻ dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trong khi các cơ sở như nhà trẻ và trường mầm non là môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao.
Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới 90,7 triệu USD mỗi năm. Một ca điều trị thông thường mất khoảng 400 USD, còn ca nặng có thể lên đến 1.400 USD.
-
Vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng sắp về Việt Nam -
Nhiễm vi khuẩn não mô cầu có thể tử vong nhanh -
Tin mới y tế ngày 21/2: Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm -
Gỡ “điểm nghẽn” để quản lý dược đảm bảo thông thoáng -
Thời tiết nồm ẩm nguy hiểm với bệnh nhân mạn tính -
Tin mới y tế ngày 20/2: Hà Nội chuẩn bị phương án đối phó với tình trạng tăng cao ca mắc cúm và sởi -
Bộ Y tế: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Nỗ lực cao nhất để nâng hạng thị trường chứng khoán
-
2 Việc bỏ “room” tín dụng khó tạo ra bong bóng bất động sản
-
3 Chính thức phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
-
4 Thống đốc: Nếu lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, sẽ điều chỉnh tăng trưởng tín dụng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/2
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu