
-
Bộ Y tế: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025
-
Thời tiết nồm ẩm làm tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm
-
Cảnh giác với bệnh lý về mắt liên quan đến dịch cúm và sởi ở trẻ em
-
Tin mới y tế ngày 19/2: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cúm Tamiflu ở trẻ em
-
Chăm sóc da chuẩn khoa học: Một xu hướng tất yếu cho phụ nữ Việt -
Tai biến thẩm mỹ gia tăng đáng báo động
Số ca mắc tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm gia tăng tại Hà Nội
Một số địa phương có số ca bệnh cao như huyện Sóc Sơn (7 ca), quận Hà Đông (5 ca), và Nam Từ Liêm (4 ca). Sự gia tăng này chủ yếu xảy ra ở trẻ em, do tay chân miệng là bệnh do virus gây ra, lây lan nhanh và dễ dàng trong môi trường trẻ em, đặc biệt là tại các trường học và nhóm trẻ.
![]() |
Bệnh nhi tay chân miệng đang điều trị tại cơ sở y tế. |
Bên cạnh đó, dịch sởi vẫn duy trì ở mức cao. Cụ thể, trong tuần qua, CDC Hà Nội ghi nhận 114 ca mắc sởi, hầu hết trong số đó là những người chưa tiêm chủng đầy đủ hoặc chưa được tiêm vaccine.
Dịch sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ em và người lớn có hệ miễn dịch yếu, vì vậy CDC Hà Nội đã đưa ra khuyến cáo mạnh mẽ về việc tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Đặc biệt, trong tuần qua, CDC Hà Nội cũng ghi nhận 1 trường hợp mắc Covid-19 tại quận Cầu Giấy, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại thủ đô trong năm 2025 lên 3 ca.
So với cùng kỳ năm 2024, số ca mắc Covid-19 đã giảm mạnh (318 ca), cho thấy tình hình dịch bệnh có xu hướng giảm đi, nhưng không nên chủ quan trong việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ.
Để đối phó với tình hình dịch bệnh mùa đông - xuân, CDC Hà Nội yêu cầu các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
Cùng với đó, CDC Hà Nội cũng yêu cầu tăng cường công tác truyền thông để người dân nhận thức rõ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là đối với các bệnh như cúm, sởi và các bệnh về đường hô hấp.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm, bao gồm tiêm vắc-xin đầy đủ: Đây là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi các bệnh như sởi, cúm, và tay chân miệng.
Thực hiện vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng công cộng.
Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh: Nếu có dấu hiệu mắc bệnh, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tăng cường sức khỏe: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục, và đảm bảo giấc ngủ đủ để cơ thể có sức đề kháng tốt.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang có xu hướng gia tăng, sự chủ động và cảnh giác của mỗi người dân là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn dịch bệnh lan rộng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Nguy cơ từ việc sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc
Mới đây, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ 60 tuổi đến từ Thái Bình trong tình trạng hoại tử hai chân sau khi ngâm chân bằng bột lá không rõ nguồn gốc. Bệnh nhân nhập viện với tình trạng hai cẳng chân xuất hiện nhiều bọng nước lớn, ngứa dữ dội, đau rát và dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng.
Theo lời kể của bệnh nhân, trong những ngày thời tiết lạnh, bà đã nghe theo quảng cáo về một loại bột lá được cho là giúp giữ ấm cơ thể và cải thiện sức khỏe.
Tin vào công dụng được truyền miệng, bà bắt đầu sử dụng loại bột này để ngâm chân, với hy vọng cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ sau vài lần sử dụng, hai chân bà bắt đầu nổi nhiều bọng nước phồng rộp, ngứa ngáy khó chịu và đau rát dữ dội.
Dù tình trạng ngày càng nghiêm trọng, bà không đi khám bệnh sớm mà tự điều trị tại nhà bằng thuốc không rõ nguồn gốc trong ba ngày. Khi các vết bọng nước lan rộng, viêm đỏ nặng thêm, bà mới đến cơ sở y tế địa phương. Tuy nhiên, tình trạng không được cải thiện mà còn xấu đi, buộc gia đình phải đưa bà đến Bệnh viện E.
ThS.Nguyễn Thị Kim Tiên, khoa Dị ứng miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng nặng.
Vùng da từ giữa cẳng chân trở xuống bị phù nề, viêm đỏ nghiêm trọng, nhiều bọng nước lớn vỡ ra gây chảy dịch và có nguy cơ bội nhiễm cao. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng sâu, thậm chí hoại tử diện rộng.
Viêm da tiếp xúc dị ứng xảy ra khi da tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc dị ứng. Một số loại lá và thảo dược tưởng chừng vô hại nhưng lại chứa các hợp chất có thể gây dị ứng mạnh. Khi sử dụng trên vùng da nhạy cảm hoặc có tổn thương trước đó, các thành phần này có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng và dẫn đến hoại tử.
Bác sỹ Tiên nhấn mạnh, việc tự ý sử dụng các loại lá hay bột lá không rõ thành phần để ngâm rửa, đắp lên da là vô cùng nguy hiểm. Các sản phẩm thảo dược không qua kiểm nghiệm có thể chứa các hợp chất hóa học hoặc vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.
Bác sỹ khuyến cáo, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nóng rát, phồng rộp, ngứa dữ dội sau khi tiếp xúc với bất kỳ loại thảo dược nào, hãy ngừng sử dụng ngay và đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Sự việc trên là lời cảnh tỉnh cho những ai tin vào những quảng cáo "thần kỳ" về các sản phẩm thảo dược. Người dân cần phải thận trọng và chỉ sử dụng các sản phẩm đã được kiểm chứng, có nguồn gốc rõ ràng và đã qua kiểm tra chất lượng.
Việc tự ý sử dụng thảo dược hoặc các loại bột lá không rõ nguồn gốc không chỉ có thể gây hại cho sức khỏe mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như trường hợp của bệnh nhân ở Thái Bình.
Trong bối cảnh hiện nay, khi rất nhiều sản phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng và các phương pháp điều trị "tự nhiên" tràn lan trên thị trường, người dân cần nâng cao cảnh giác và tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Sức khỏe là tài sản quý giá, và chúng ta cần phải bảo vệ nó bằng những lựa chọn đúng đắn và an toàn.
Xuất huyết tiêu hóa vì lạm dụng rượu bia
Anh Quân, 35 tuổi, ngất xỉu sau buổi tiệc tân niên và được đưa đi cấp cứu. Bác sỹ chẩn đoán anh bị loét hành tá tràng, xuất huyết tiêu hóa phức tạp nhiều vị trí.
Anh Quân (TP.HCM) được đồng nghiệp đưa đến viện trong tình trạng ngất xỉu, da xanh xao, vã mồ hôi lạnh, thân nhiệt hạ còn 35,3 độ C. Đánh giá ban đầu cho thấy anh có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa nặng.
Bệnh nhân chia sẻ trong dịp Tết, anh thường xuyên tham gia các bữa tiệc và gặp gỡ đối tác. Sau chuỗi ngày ăn uống thất thường, kết hợp với việc uống rượu bia liên miên, anh không kiểm soát được lượng bia rượu nạp vào cơ thể.
Bác sỹ chuyên khoa 1 Cao Hoàng Thiện, Khoa Cấp cứu, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 cho biết, bệnh nhân ngay lập tức được chỉ định bù dịch, sưởi ấm, điều trị xuất huyết tiêu hóa bằng Nexium đường tĩnh mạch theo liều tấn công, sau đó duy trì và chích thuốc cầm máu. Kiểm tra thêm vùng hậu môn và trực tràng, bác sỹ nhận thấy phân của bệnh nhân có màu đen xen lẫn với phân đỏ tươi.
"Biểu hiện này cho thấy người bệnh đang chảy máu trong ống tiêu hóa. Cần thực hiện nội soi khẩn cấp để tìm điểm xuất huyết, từ đó cầm máu và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như mất máu, sốc, thậm chí tử vong," bác sỹ Thiện cho biết.
Ngay lập tức, bác sỹ tiến hành nội soi dạ dày cho anh Quân. Các bác sỹ quan sát thấy trong dạ dày có nhiều máu đen, niêm mạc hang vị bị xung huyết và trầy xước.
Tại hành tá tràng, có ổ loét khoảng 20 mm, với mạch máu lớn đang trong tình trạng xuất huyết. Bác sỹ đã tiêm cầm máu và kẹp 4 clip. Sau thủ thuật, bệnh nhân không còn xuất huyết và được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để theo dõi thêm.
Bác sỹ Thiện cho biết, sau Tết Nguyên đán, phòng khám tiếp nhận nhiều ca xuất huyết tiêu hóa, phần lớn do uống rượu bia quá mức. Các dấu hiệu cảnh báo của xuất huyết tiêu hóa bao gồm đau thượng vị dữ dội, nôn ói, đi ngoài phân đen hoặc đỏ, hoa mắt, chóng mặt… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây mất máu cấp tính hoặc thiếu máu mạn tính.
Thiếu máu cấp tính có thể dẫn đến tổn thương đa cơ quan và suy nội tạng, và nếu xuất hiện tình trạng sốc, có thể gây ra những tổn thương không thể phục hồi hoặc dẫn đến tử vong.
Khi phát hiện tình trạng xuất huyết, bệnh nhân cần được chẩn đoán và xử lý nhanh chóng bằng cách bù dịch, truyền máu, sử dụng thuốc, và áp dụng các phương pháp cầm máu như kẹp clip, cầm máu bằng nhiệt, đốt điện, hoặc tiêm epinephrine pha loãng. May mắn là anh Quân không phải truyền máu mặc dù bệnh đã phát tác trước đó một tuần.
Bác sỹ Ngọc khuyến cáo, nếu gặp phải các triệu chứng như đi cầu phân đen giống bã cà phê hoặc có mùi tanh hôi, bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, nhằm ngăn ngừa bệnh xuất huyết tiêu hóa nặng và các biến chứng nguy hiểm.
Giãn tĩnh mạch thực quản nguy hiểm thế nào?
Bệnh nhân N.V.T (40 tuổi, Hưng Yên) mắc viêm gan B mạn tính đã 10 năm và được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec. 6 tháng trước, ông được chẩn đoán xơ gan. Gần đây, ông xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, vàng da tăng dần và đã đến Medlatec để thăm khám.
Kết quả xét nghiệm chức năng gan của bệnh nhân cho thấy các chỉ số tăng cao. Siêu âm ổ bụng phát hiện gan thoái hóa mỡ độ I, túi mật giãn, lách to. Nội soi thực quản phát hiện búi giãn tĩnh mạch thực quản độ II, không có dấu hiệu đỏ, trào ngược dạ dày thực quản độ A - một dấu hiệu của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Nhận thấy tình trạng nguy hiểm với nguy cơ vỡ tĩnh mạch thực quản và xuất huyết tiêu hóa có thể dẫn đến tử vong, các bác sỹ Medlatec đã tiến hành thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản cho bệnh nhân bằng vòng cao su qua phương pháp nội soi. Sau ca điều trị, bệnh nhân ổn định, ăn uống tốt và được kê đơn điều trị ngoại trú trước khi ra viện trong ngày.
Ở bệnh nhân xơ gan, các tế bào gan bị xơ có thể làm cản trở dòng máu qua gan, khiến áp lực tại các tĩnh mạch cửa tăng cao. Hệ quả là các tĩnh mạch thực quản, dạ dày bị giãn ra. Nếu giãn quá mức, chúng có thể bị vỡ và gây xuất huyết nghiêm trọng.
Ths.Lưu Tuấn Thành, Trưởng Chuyên khoa Tiêu hóa tại Medlatec cho biết, bệnh nhân vỡ tĩnh mạch thực quản thường có các dấu hiệu như nôn ra máu, phân có màu đen, cảm thấy choáng váng, trong trường hợp nặng, có thể mất ý thức, các triệu chứng của xơ gan như vàng da, vàng mắt, dễ bầm tím, chảy máu…
Vỡ tĩnh mạch thực quản là một nguyên nhân chính gây xuất huyết tiêu hóa và là biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng bệnh nhân. Khi đó, bác sỹ sẽ cấp cứu và kiểm soát tình trạng xuất huyết, đồng thời thực hiện can thiệp sớm bằng kỹ thuật thắt tĩnh mạch thực quản.
Kỹ thuật thắt tĩnh mạch thực quản bằng nội soi được chỉ định khi bệnh nhân có các triệu chứng như nôn ra máu, phân đen, dấu hiệu mất máu như huyết áp thấp, nhịp tim tăng, huyết sắc tố giảm, búi giãn tĩnh mạch thực quản có nguy cơ cao, như giãn tĩnh mạch to hoặc có dấu đỏ.
Mặc dù phương pháp thắt tĩnh mạch thực quản khá đơn giản, nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả, kỹ thuật này yêu cầu bác sỹ phải có tay nghề cao và thực hiện đúng quy trình. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa Tiêu hóa để được điều trị kịp thời và hiệu quả.

-
Cảnh giác với bệnh lý về mắt liên quan đến dịch cúm và sởi ở trẻ em -
Tin mới y tế ngày 19/2: Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cúm Tamiflu ở trẻ em -
Chăm sóc da chuẩn khoa học: Một xu hướng tất yếu cho phụ nữ Việt -
Tăng giá thuốc điều trị cúm để trục lợi sẽ bị xử phạt nghiêm khắc -
Thu hồi thuốc Rabewell-20 không đạt tiêu chuẩn chất lượng -
Từ ngày 18/2: Nhận và trả kết quả hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 18/2: Số ca mắc tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm gia tăng tại Hà Nội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/2
-
2 Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử
-
3 Nhà đầu tư cần thận trọng khi đổ tiền vào đồng Pi
-
4 Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt phát triển đường sắt đô thị cho Hà Nội, TP.HCM
-
5 Quyết định đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đang đàm phán khoản vay với đối tác
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang