-
CEO Văn hoá Tân Bình và người liên quan sở hữu vượt 25% không chào mua công khai -
VN-Index mất hơn 14 điểm, giảm mạnh nhất ba tháng qua -
Đầu tư IPA phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ -
Vốn hóa Asia Group bốc hơi hơn 1.700 tỷ trong 3 phiên đầu tiên chào sàn -
Cầu bắt đáy dâng cao kéo VN-Index tăng mạnh, sắc xanh trở lại cuối phiên 13/11 -
Hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu Thiên Nam (TNA)
Tính đến hết 31/12/2022, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 4.617 tỷ đồng |
Tiếp tục thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính vừa thông tin về số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Theo Bộ Tài chính, số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết ngày 31/12/2022 hơn 4.617 tỷ đồng.
Trong quý IV/2022, tổng số trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu là hơn 2.155 tỷ đồng (từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/12/2022). Lãi vay phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu âm trong quý IV/2022 là trên 1,4 tỷ đồng. Lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu dương trong quý IV/2022 là trên 2 tỷ đồng.
Trước đó, số dư Quỹ bình ổn xăng dầu tại thời điểm 30/9/2022 ở mức 2.540,4 tỷ đồng. Như vậy, số dư Quỹ bình ổn xăng dầu đã tăng gấp đôi sau 3 tháng.
Trong đó, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là doanh nghiệp trích lập nhiều nhất, với hơn 991 tỷ đồng, tiếp đến là PV Oil trích lập hơn 282 tỷ đồng...
Bộ Tài chính cũng cho biết, tổng số tiền sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu để bình ổn xăng dầu trong quý IV/2022 là 79,2 tỷ đồng.
Trước đó, nêu quan điểm tại hội thảo "Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu", TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, Quỹ bình ổn xăng dầu chưa thực hiện tốt chức năng bình ổn giá, chưa giúp bình ổn giá trong nước.
Theo TS. Phạm Thế Anh, quỹ bình ổn giá xăng dầu là một “sáng tạo” của Việt Nam. Quỹ này hoạt động theo nguyên tắc trích lập trước, chi sau qua giá nên không giúp hạ thấp chi phí xăng dầu.
Cùng đó, Quỹ có xu hướng trích lập khi giá thế giới kỳ trước giảm và ngược lại. Ngoài ra, việc trích lập khi giá thế giới tăng cũng khá phổ biến. Tuy nhiên, nguyên tắc này không đảm bảo "bình ổn".
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong góp ý cho Dự thảo sửa đổi Nghị định 83 và 95 cũng cho rằng, cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy Quỹ bình ổn không đạt được mục tiêu giúp bình ổn giá như mong muốn của Nhà nước, đó là nhằm khiến giá xăng dầu không tăng và giảm quá mạnh.
-
Đầu tư IPA phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ -
Vốn hóa Asia Group bốc hơi hơn 1.700 tỷ trong 3 phiên đầu tiên chào sàn -
Cầu bắt đáy dâng cao kéo VN-Index tăng mạnh, sắc xanh trở lại cuối phiên 13/11 -
Hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu Thiên Nam (TNA) -
Cổ phiếu DRH ra khỏi diện cảnh báo -
VN-Index giảm phiên thứ tư liên tiếp, mất mốc 1.245 điểm -
Cổ phiếu MZG của công ty chuyên về giấy tái chế chào sàn Upcom
- Nhựa Tiền Phong: Hành trình tăng trưởng bền vững, khẳng định sự minh bạch trên sàn chứng khoán
- BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
- EVN thực hiện tháng tri ân khách hàng năm 2024
- Hơn 1.000 người chúc mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt với Bia Saigon Special
- Frasers Property Vietnam khánh thành phòng tin học tại Trường THCS Phú Mỹ
- The Senique Hanoi - nơi kiến trúc hiện đại và di sản giao thoa