-
Quý III/2024, doanh số bán xe máy tăng 13,74% so với quý II -
Hyundai Tucson mới có 4 phiên bản, giá từ 769 triệu đồng -
Mercedes-Benz Việt Nam mang 30 mẫu xe sang giới thiệu với khách Thủ đô -
GSM công bố nền tảng kinh doanh chia sẻ cho xe máy điện VinFast -
Hai tập đoàn ô tô Trung Quốc rót hàng nghìn tỷ xây nhà máy lắp ráp tại Thái Bình -
Chuyên gia: “Thánh Gióng” Xanh SM ngày càng chứng tỏ dáng dấp của ông lớn số 1 thị trường
Ngay cả khi mở cửa trở lại vào ngày 11/3 hay vào thời điểm chính quyền địa phương cho phép, chưa chắc các nhà máy sản xuất ô tô tại Vũ Hán có đủ nguyên liệu và công nhân để hoạt động bình thường. Ảnh: AFP |
Lệch nhịp sản xuất
Vũ Hán - nơi bùng phát dịch Covid-19 - được ví như trung tâm công nghiệp ô tô Detroit của Mỹ khi thành phố này chiếm gần 10% sản lượng xe sản xuất tại Trung Quốc. Vũ Hãn cung là đại bản doanh của hàng trăm nhà cung ứng phụ tùng ô tô trên toàn cầu.
Theo hãng tin Reuters, các nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở Vũ Hán và các thành phố khác của tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) sẽ đóng cửa ít nhất cho đến ngày 11/3 - tức là sau thời điểm Vũ Hán dự kiến đóng cửa các bệnh viện dã chiến chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, ngay cả khi mở cửa trở lại vào ngày 11/3 hay vào thời điểm chính quyền địa phương cho phép, chưa chắc các nhà máy sản xuất ô tô tại Vũ Hán có đủ nguyên liệu và công nhân để hoạt động bình thường.
Các nhà sản xuất ô tô đều lo ngại tình hình sức khỏe của người lao động và việc áp dụng các quy định không giống nhau và khó đoán của chính quyền các địa phương ở Trung Quốc sẽ càng khó để ngành công nghiệp sản xuất ô tô thống nhất được kế hoạch sản xuất chung.
Một lãnh đạo của Honda Motor cho biết, ở một số thành phố, khi một công nhân bị nhiễm Covid-19, toàn bộ nhà máy nơi công nhân này làm việc phải ngừng hoạt động. Honda Motor hiện có một trung tâm sản xuất và hơn 100 nhà cung ứng tại Vũ Hán và khu vực lân cận.
Vị này nói thêm: “Tại Vũ Hán, chưa rõ có áp dụng lệnh đóng cửa như trên. Chúng ta không biết có phải đóng cửa nhà máy khi thông báo có trường hợp nhiễm virus trong nhà máy tới chính quyền địa phương. Thật khó ứng phó vấn đề này khi đang điều hành một nhà máy lớn”.
Theo một lãnh đạo của công ty Honda, người lao động của nhà máy sản xuất ô tô Honda tại tỉnh Quảng châu đã trở lại làm việc vào ngày 10/2 và một phần hoạt động sản xuất đã được khôi phục từ ngày 17/2. Tuy nhiên, nhà máy này vẫn hoạt động dưới công suất do thiếu phụ tùng và hoạt động logistics bị trì hoãn vì dịch bệnh.
Honda dự kiến kích hoạt lại sản xuất tại Vũ Hán trong tuần này sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ hoặc bất cứ khi nào chính quyền địa phương cho phép. Hai trung tâm sản xuất của Honda tại Quảng Châu và Vũ Hán có công suất 1,2 triệu xe/năm, đóng góp hơn 20% tổng sản lượng của toàn công ty.
Chung cảnh ngộ với các nhà sản xuất khác ở Vũ Hán, các hãng ô tô và nhà cung cấp phụ tùng vẫn đang vật lộn để hoạt động bình thường trở lại.
Yohei Shinoda, giám đốc nhân sự của công ty Kasai Kogyo (Nhật Bản) - công ty có 4 nhà máy tại Trung Quốc và chuyên cung cấp nội thất cửa và trần ô tô cho Honda và các hãng khác cho hay, nhiều tuyến đường cửa ngõ bị chặn và việc kiểm tra y tế trên các tuyến đường chính khiến hoạt động vận chuyển nguyên liệu và phụ tùng hoàn thiện gặp khó.
“Ngay cả khi muốn hoạt động trở lại, chúng tôi không thể tiếp cận các nguồn nguyên liệu cần thiết do chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Vấn đề quan trọng hơn hết là chúng tôi đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động tại các nhà máy”, ông Shinoda nói thêm.
Một liên doanh giữa công ty Cummins (Mỹ) và hãng sản xuất xe tải Dongfeng Motor (Trung Quốc), đơn vị chuyên sản xuất động cơ diesel cho xe bus và các dòng xe thương mại cũng gặp phải vấn đề tương tự.
“Hoạt động logistics, vận chuyển hàng hóa giữa các thành phố ở Trung Quốc vẫn là vấn đề lớn, chúng tôi sẽ mất nhiều thời gian để nhận hàng từ các nhà cung cấp thượng nguồn và chuyển động cơ tới các nhà máy Dongfeng ở các thành phố khác”, một lãnh đạo của liên doanh này cho biết.
Thiệt hại kéo dài
Thiệt hại mà dịch Covid-19 gây ra cho các doanh nghiệp tại vùng dịch Hồ Bắc là nghiêm trọng và kéo dài. Kết quả cuộc khảo sát 573 doanh nghiệp tại Hồ Bắc, trong đó có 12 công ty của ngành sản xuất ô tô, do Đại học Vũ Hán và Liên đoàn Công thương Vũ Hán thực hiện cuối tháng trước cho thấy hơn 97% doanh nghiệp đã ngừng toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất do dịch Covid-19 bùng phát. Gần 60% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ sẽ phá sản sau 3 tháng hoặc ít hơn nếu các hoạt động không được khôi phục.
Bức tranh sản xuất công nghiệp ô tô tại các địa phương khác của Trung Quốc có vẻ sáng sủa hơn. Theo Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, hơn 90% trong số 300 nhà cung cấp phụ tùng ô tô hoạt động bên ngoài vùng dịch Hồ Bắc đã trở lại hoạt động với 80% công nhân có mặt làm việc.
Tuy nhiên, công xuất hoạt động của các nhà máy này không cao do thiếu hụt đơn hàng và hoạt động logistics của các nhà cung ứng cấp 2 và 3 bị tắc nghẽn.
Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng ô tô của Trung Quốc sang Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác đạt 53 tỷ USD. Nếu các nhà máy sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô không nhanh chóng trở lại hoạt động, các dây chuyền lắp ráp ô tô trên thế giới sẽ đứng trước nguy cơ bị chậm lại hoặc tê liệt toàn bộ.
Đồng giám đốc điều hành của General Motors Mary Barra mới đây cho biết, các nhà máy sản xuất xe cá nhân và xe tải của General Motors tại Bắc Mỹ chỉ có thể bảo đảm nguồn phụ tùng sản xuất đủ trong tháng này. Thông thường, các nhà sản xuất ô tô chỉ chuẩn bị nguồn cung phụ tùng và linh kiện cho vài tháng.
Doanh nghiệp sản xuất ô tô đang gồng mình để lấy lại đà sản xuất, nhưng không có gì đảm bảo chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu sẽ không bị gián đoạn.
Bộ phận mua hàng toàn cầu của công ty sản xuất hệ thống truyền động Dana Inc (Mỹ) đang căng mắt săn mua hơn 200.000 khẩu trang cho công nhân tại các nhà máy Dana tại Trung Quốc. CEO của công ty Dana James Kamsickas cho hay, hãng này đến nay chưa gặp bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng.
Trong khi đó, nhà cung ứng phụ tùng ô tô Cooper Standard (Mỹ) với 13 nhà máy hoạt động tại Trung Quốc đã kích hoạt lại sản xuất với 65% lao động đã trở lại làm việc.
“Về cơ bản, những gì chúng ta cần làm ngay lúc này là đáp ứng nhu cầu khách hàng”, ông Larry Ott, trưởng bộ phận nhân sự toàn cầu của Cooper Standard cho biết.
-
Hyundai Tucson mới có 4 phiên bản, giá từ 769 triệu đồng -
Mercedes-Benz Việt Nam mang 30 mẫu xe sang giới thiệu với khách Thủ đô -
Công nghệ tự lái của Honda cho phép tài xế không cần nhìn đường -
Tại sao Lamborghini lại chậm chân trong cuộc đua sản xuất xe thuần điện? -
Toyota lùi kế hoạch ra mắt xe điện: Chiến lược tập trung vào xe hybrid? -
Toyota rót thêm 500 triệu USD vào Joby Aviation, đặt cược lớn vào taxi bay -
Tìm lại siêu xe Ferrari nửa triệu USD nhờ AirPods bỏ quên trên xe
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024