
-
Quỹ đầu tư mạo hiểm tìm nơi rót vốn
-
Hải Phòng tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các KCN, cụm công nghiệp
-
Đề xuất áp dụng BOT nâng cấp đường ở TP.HCM: Tránh “vết xe đổ”
-
Quy hoạch Tổng thể sân bay toàn quốc: Rộng cửa đón cảng hàng không dân dụng mới
-
Chấp thuận chủ trương mở rộng bến cảng Vật Cách thuộc cảng biển Hải Phòng -
Việt Nam - Singapore cụ thể hóa cơ hội hợp tác trong lĩnh vực mới
Đây là công tác bước đầu nghiệm thu kỹ thuật đóng điện vận hành trạm biến áp (TBA) đã hoàn tất, chờ ngày chính thức hòa vào lưới điện quốc gia.
![]() |
Một góc Nhà máy Điện gió số 7, TX. Vĩnh Châu, Sóc Trăng. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Sóc Trăng) |
Nhà máy Điện gió số 5 do Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Vĩnh Châu - TDC làm chủ đầu tư, sau khi hoàn thành giai đoạn 1 có công suất 30 MW. Các hạng mục xây dựng bao gồm 6 trụ turbine gió; xây dựng đường dây 2 mạch 22 kV gom công suất 3 turbine về trạm 22/110 kV; TBA 22/110 kV gồm 1 máy biến áp (MBA) 40 MVA sẽ hòa lưới điện 110 kV quốc gia tại trạm 110 kV Vĩnh Châu.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, diện tích quy hoạch 5,6 ha trên đất liền, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cung cấp điện năng cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng bình quân hàng năm khoảng 93 triệu kWh.
Nhà máy Điện gió số 6 do Công ty TNHH Điện gió Quốc Vinh - Sóc Trăng làm chủ đầu tư, giai đoạn 1 có công suất 30 MW. Các hạng mục xây dựng bao gồm 6 trụ turbine gió, mỗi turbine có công suất 5,3 MW; đường dây 2 mạch 22 kV gom công suất 3 turbine về trạm 22/110 kV; TBA 22/110 kV 1 MBA 40 MVA; đầu tư 1 đường dây mạch kép đấu nối vào Nhà máy Điện gió số 7 tỉnh Sóc Trăng và hòa lưới điện 110 kV quốc gia tại trạm 110 kV Vĩnh Châu.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.420 tỷ đồng, diện tích quy hoạch 7,5 ha trên đất liền, sản lượng bình quân hàng năm khoảng 95 triệu kWh.
Nhà máy Điện gió số 7 do Công ty cổ phần Năng lượng Sóc Trăng - Công ty TNHH Xuân Cầu là chủ đầu tư, sau khi hoàn thành giai đoạn 1 có công suất 30 MW, bao gồm 7 trụ turbine gió, mỗi turbine có công suất 4,2 MW, các turbine gió nằm hoàn toàn trên biển với chiều dài 7,4 km; xây dựng đường dây 2 mạch 22 kV, một đường dây gom công suất 3 turbine và một đường dây gom công suất 4 turbine về trạm 22/110 kV; TBA 22/110 kV gồm 1 MBA 40 MVA; đầu tư 1 đường dây 110 kV mạch kép dài 50 m và đấu nối vào đường dây 110 kV Nhà máy Điện gió số 6.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, sản lượng bình quân hàng năm khoảng 108 triệu kWh.
Theo Sở Công thương Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có 21 dự án điện gió được ưu tiên thu hút đầu tư và đang được triển khai, với sự đồng hành tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, nhất là trong thời gian giãn cách do dịch bệnh, chủ đầu tư, các nhà thầu đã và đang đang gấp rút thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng và quy định của pháp luật Việt Nam; triển khai đúng tiến độ, đảm bảo an toàn lao động và chất lượng các công trình; các ban, ngành liên quan cũng như chủ đầu tư tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thi công, vận chuyển, lắp đặt thiết bị, giữ vững an toàn, an ninh...

-
Chấp thuận chủ trương mở rộng bến cảng Vật Cách thuộc cảng biển Hải Phòng -
Việt Nam - Singapore cụ thể hóa cơ hội hợp tác trong lĩnh vực mới -
Đề xuất hỗ trợ 8.200 tỷ đồng xây cao tốc Tân Quang - cửa khẩu Thanh Thủy -
Phú Yên phê duyệt 2,22 tỷ đồng thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 -
Đắk Nông: Yêu cầu quyết liệt tháo điểm nghẽn giải phóng mặt bằng các dự án -
EVFTA tạo xung lực mới cho thương mại và đầu tư Việt Nam – EU -
Những điểm tựa tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng năm 2023
-
Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí
-
PV GAS đồng hành cùng các chương trình Mừng Đảng - Mừng Xuân
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao