
-
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
-
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới
-
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4
-
Những hình ảnh trang nghiêm, hùng tráng của đoàn diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4
-
Biển người tự hào, xúc động theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam -
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
![]() |
Bộ Công thương đang tiến hành các thủ tục nội bộ theo quy định để trình Chính phủ phê duyệt Hiệp định VIFTA. |
Thông tin mới nhất về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA), Bộ Công thương cho biết, hiện Bộ đang tiến hành các thủ tục nội bộ theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế năm 2016 để trình Chính phủ phê duyệt Hiệp định VIFTA , sớm đưa Hiệp định vào thực thi.
Thời gian dự kiến đưa VIFTA vào thực thi là đầu năm 2024.
Tháng 4/2023, Việt Nam và Israel tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán FTA song phương. Đây là kết quả của chặng đường nỗ lực của 2 đoàn đàm phán Việt Nam và Israel trong suốt 7 năm với 12 phiên đàm phán, vượt qua những khó khăn và thách thức trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 để cuối cùng đạt được thỏa thuận phù hợp với mong muốn và lợi ích của cả 2 nước.
Ngày 25/7/2023, tại Văn phòng Thủ tướng Israel, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat đã ký kết VIFTA.
Lễ ký kết có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nhà nước Israel Benjamin Netanyahu và Phó thủ tướng Trần Lưu Quang,
Hiệp định VIFTA gồm 15 Chương và một số phụ lục đính kèm các chương với các nội dung cơ bản như thương mại hàng hóa, dịch vụ - đầu tư, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS), hải quan, phòng vệ thương mại, mua sắm chính phủ, pháp lý - thể chế.
Israel là quốc gia đầu tiên tại khu vực Tây Á mà Việt Nam ký kết FTA và Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á mà Israel ký kết FTA.
Theo Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công thương), Israel là một trong những đối tác thương mại, đầu tư và lao động quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu đứng thứ 3, là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại Tây Á .
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Israel đạt 2,2 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Israel đạt 785,7 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đạt 1,4 tỷ USD.
Hai Bên kỳ vọng, thương mại hai chiều sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc, sớm đạt mức 3 tỷ USD và cao hơn nữa trong thời gian tới. Không chỉ góp phần nâng cao kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa chiều, VIFTA được kỳ vọng là đòn bẩy giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước về đầu tư, dịch vụ, chuyển đổi số, công nghệ…
Việc ký kết và thực thi VIFTA cũng sẽ tạo tiền đề thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh không chỉ sang Israel mà còn có cơ hội tiếp cận các thị trường khác tại Trung Đông, Bắc Phi và Nam Âu.
FTA Việt Nam và Israel đi vào thực thi vào đầu năm tới, sẽ trở thành FTA thứ 16 của Việt Nam.
Ngoài 15 FTA đang thực thi và VIFTA đang trong giai đoạn chờ phê duyệt, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein). FTA này bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 5/2012.
Ngoài ra, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (CEPA) đã chính thức được khởi động đàm phán hồi tháng 4/2023.
Đầu tháng 7/2023, Việt Nam và UAE đã thảo luận về một số nội dung chính của CEPA như: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, pháp lý và thể chế, phòng vệ thương mại, thương mại điện tử/thương mại số, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, hợp tác kinh tế, quyền sở hữu trí tuệ…
Theo yêu cầu của Việt Nam, UAE đã đồng ý tổ chức phiên đàm phán trực tuyến từ ngày 15-18/8/2023 về CEPA liên quan đến các nội dung: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, pháp lý và thể chế, phòng vệ thương mại, thương mại số, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, hợp tác kinh tế, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ.
Phiên đàm phán đã đạt được một số kết quả nhất định, giúp duy trì động lực đàm phán và tạo cơ sở quan trọng cho phiên đàm phán tiếp theo.
-
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
-
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật
-
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới
-
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4
-
Những hình ảnh trang nghiêm, hùng tráng của đoàn diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 -
Biển người tự hào, xúc động theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam -
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước -
“Chúng tôi tự hào đã hoàn thành sứ mệnh thu giang sơn về một mối” -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Từ đại thắng mùa Xuân 1975, Việt Nam sẽ lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới -
Kinh tế Việt Nam - một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới -
Thành phố Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025