-
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm -
Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm -
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD -
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch -
Đầu năm, nhiều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM
Đã có sự “đổi vai” quan trọng liên quan đến người đề xuất 2 dự án hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường hạ cất cánh (FOD) dự kiến triển khai tại các cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam đã thay Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) để phát văn bản đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án – vốn từng được biết nhiều hơn với cái tên không chính thức là “dự án đuổi chim sân bay”.
Nhu cầu đầu tư hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường hạ cất cánh đã trở nên bức thiết khi gần đây xảy ra nhiều sự cố chim va chạm vào tàu bay. Ảnh: C.C |
Cục Hàng không Việt Nam muốn đầu tư sớm hệ thống FOD tại hai cảng hàng không đang phục vụ 67% lượng khách và 65% sản lượng hạ cất cánh toàn mạng.
Các hệ thống dự kiến áp dụng tiêu chuẩn AC No: 150/5220 -24 do Cục Hàng không Liên bang Mỹ ban hành với mục tiêu là giúp các chủ sân bay tự động hóa việc phát hiện các vật thể lạ; hạn chế, loại bỏ các sự cố gây nguy hiểm trên đường cất hạ cánh do vật thể lạ, chim, động vật hoang dã xâm nhập…
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đây là hệ thống rất cần thiết để đảm bảo an toàn bay. Trên thực tế, chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm 2016, tại các cảng hàng không Việt Nam, đã xảy ra 19 sự cố tàu bay bị cắt lốp; 20 sự cố chim va chạm vào tàu bay.
Theo ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, tổng mức đầu tư hệ thống FOD tại Nội Bài là 486,2 tỷ đồng và FOD tại Tân Sơn Nhất là 509,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về hàng không xác nhận, khoản kinh phí này mới dừng ở việc khái toán do đây là hệ thống công nghệ mới, lần đầu áp dụng tại Việt Nam, lại được lập trên cơ sở tham khảo báo giá của nhà cung cấp.
Được biết, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất hai phương án đầu tư khả thi cho hai hệ thống FOD với trị giá tổng cộng 996 tỷ đồng, mặc dù lẽ ra, các dự án này thuộc trách nhiệm của đơn vị chủ cảng là ACV.
Với phương án đầu tư thứ nhất, ACV được kiến nghị làm chủ đầu tư dự án, quản lý, khai thác, bảo trì công trình trên cơ sở nguồn vốn chủ sở hữu, lợi nhuận từ dịch vụ hạ cất cánh hàng năm. Phương án này được Cục Hàng không Việt Nam đánh giá là vừa chủ động về thời gian, vừa đảm bảo tính đồng bộ trong việc đầu tư, điều phối các hoạt động bay.
Trong trường hợp phương án trên bị “vỡ” do ACV không huy động được vốn, việc xã hội hóa đầu tư hệ thống FOD theo hình thức PPP sẽ được tính đến. Theo đó, nhà đầu tư tiến hành cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị FOD và giao lại cho người khai thác cảng hàng không quản lý, khai thác.
Chủ cảng sẽ thanh toán cho nhà đầu tư dựa trên khoản kinh phí trích từ doanh thu dịch vụ cất hạ cánh hàng năm tại 2 sân bay. Mức kinh phí thanh toán hàng năm dựa trên ba thông số đầu vào là tổng mức đầu tư ban đầu, lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư (11%/năm), thời gian khai thác hệ thống (tối thiểu 10 năm).
“Hiện đang có một số nhà đầu tư quan tâm, có nguồn vốn sẵn sàng tham gia đầu tư”, ông Thanh cho biết.
So với đề xuất của ACV hồi cuối tháng 7/2016, công nghệ áp dụng tại hai hệ thống do Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị áp dụng là khá tương đồng.
Cần phải nói thêm rằng, trong tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư, ACV cho biết, đề xuất dự án này là của Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế và một số đơn vị liên danh khác. Dự án có mục tiêu lắp đặt các hệ thống FODetect giám sát đường hạ cất cánh 24/7, phát hiện tự động, cảnh báo và xử lý kịp thời, chính xác toàn bộ chim, vật thể lạ có nguy cơ uy hiếp trực tiếp tới an toàn bay, thay thế cho phương pháp thủ công hiện tại là dùng mắt thường với tần suất 7 lần/ngày.
Để hoàn vốn cho Dự án, ACV cho biết sẽ thu phí 35 USD đối với các chuyến bay quốc tế và 17 USD đối với các chuyến bay nội địa trên toàn bộ cảng hàng không mà ACV đang khai thác trong thời gian 6 năm 6 tháng.
Tuy nhiên, Cục Hàng không cho rằng, thời gian hoàn vốn cho Dự án chỉ có 6 năm 6 tháng là quá ngắn, cần xem xét lại và xây dựng mức thu phù hợp với điều kiện và khả năng chịu chi trả của các hãng hàng không khai thác đến Việt Nam, không làm tăng mức thu đột ngột ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các cảng hàng không Việt Nam. “Việc nâng giá dịch vụ hạ cất cánh phải tham khảo ý kiến của người sử dụng (các hãng hàng không), đặc biệt là các hãng hàng không trong nước, bảo đảm tính công khai, minh bạch theo quy định”, Cục Hàng không Việt Nam nêu ý kiến.
-
Đầu năm, nhiều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Dừng đầu tư hạng mục tuyến tránh TP. Bảo Lộc theo hình thức hợp đồng BT -
Hải Dương đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/2 -
2 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
3 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
4 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
5 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024