-
Kinh tế 2025: Kịch bản tăng trưởng nào cũng cần doanh nghiệp mạnh -
TKV tập trung nâng công suất các mỏ than, năm 2025 dự kiến xuất khẩu 2 triệu tấn -
Tổng công ty Hàng hải “thắng lớn” trong năm 2024 với khoản lợi nhuận 4.940 tỷ đồng -
Petrovietnam dồn sức hoàn thành Nhiệt điện Long Phú 1 trước năm 2027 -
Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể -
TP.HCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng năm 2024
Sức cầu cổ phiếu nông nghiệp
Thực hiện tham vọng đầu tư lâu dài, gắn bó với ngành nông nghiệp, một thế mạnh của Việt Nam, nhóm công ty vệ tinh Công ty Chứng khoán SSI vừa nâng tỷ lệ sở hữu ở một loạt công ty mũi nhọn, trong đó có doanh nghiệp thuộc lĩnh vực giống cây trồng như SSC.
CTCP Giống cây trồng miền Nam (SSC) đạt nhiều thành tích ấn tượng trong kinh doanh, giành uy tín trên thương trường bằng chất lượng sản phẩm |
Cụ thể, Công ty Quản lý quỹ SSI đang nắm 15,39%, Công ty TNHH NDH đang sở hữu 11,1% cổ phần SSC. Hai quỹ đầu tư nước ngoài tên tuổi, PXP và Vietnam Holding, lần lượt sở hữu 7,55% và 9.89% cổ phần SSC.
Tính cả cổ phần do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm giữ 18,59%, cùng nhiều định chế tài chính khác, thì có tới 78% cổ phần SSC đang thuộc về các cổ đông tổ chức, nắm giữ dài hạn.
Cổ phiếu SSC lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư tổ chức, có sức cầu hấp dẫn với các định chế tài chính là do Công ty có nền tảng kinh doanh vững vàng, hoạt động ổn định, tăng trưởng liên tục.
Năm 2012 là một năm khó khăn với kinh tế Việt Nam, thời tiết và khí hậu bất thường ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất và cung ứng giống, nhưng doanh số của SSC vẫn tăng 17,68%, lợi nhuận tăng 16,87%, thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 4.478 đồng.
6 tháng đầu năm 2013, SCC tiếp tục báo lãi 46,9 tỷ đồng, tăng tới 25,4% so với cùng kỳ. Vì vậy, cổ phiếu SSC đã phục hồi ấn tượng, trở về vùng giá tương đương giai đoạn chứng khoán bùng nổ năm 2006 - 2007. Hiện rất ít cổ phiếu thực hiện được điều tương tự.
Nền tảng vững vàng
Hiện tại, Việt Nam vẫn là quốc gia nông nghiệp, với 76% diện tích đất toàn lãnh thổ phục vụ mục đích nông nghiệp, ngành nông nghiệp chiếm 22% GDP và là một ngành quan trọng bậc nhất tại Việt Nam. Vì vậy, dư địa của lĩnh vực cung ứng giống cây trồng rộng mở.
Về vị thế, SSC nằm trong top ba công ty nội địa cung ứng giống cây trồng lớn nhất, với các sản phẩm mũi nhọn giống lúa lai - một thế mạnh vì nhiều năm qua Việt Nam luôn đứng thứ hai về xuất khẩu gạo.
Được thành lập năm 1976, suốt chiều dài lịch sử, SSC tập hợp được đội ngũ chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm nhất trong ngành. Công ty là thành viên của APSA - Hiệp hội Giống cây trồng Thái Bình Dương từ năm 1995, nên có điều kiện tiếp cận thông tin, nắm bắt xu hướng phát triển mới nhất của lĩnh vực cây trồng trên thế giới, để hoạch định chiến lược phát triển phù hợp tại Việt Nam. Tầm nhìn chiến lược của Ban lãnh đạo là thế mạnh nổi trội giúp SSC luôn đi đầu trong cung ứng các giống cây mới ra thị trường nội địa.
Cung ứng giống là lĩnh vực có tiềm năng, nhưng nhiều đặc thù. Hiện đa phần các công ty nội địa thực chất chỉ kinh doanh thương mại: nhập khẩu hạt giống từ nước ngoài, sau đó phân phối lại. SSC là một trong số rất ít các công ty trong lĩnh vực cung ứng giống được tổ chức theo mô hình nghiên cứu - sản xuất - cung ứng.
SSC có viện nghiên cứu riêng để chọn tạo hạt giống phù hợp với thời tiết và đặc điểm thổ nhưỡng Việt Nam. Công ty phân bố các trung tâm, trại và trạm nghiên cứu rải đều khắp các vùng chiến lược có đặc thù sinh thái của Việt Nam, giúp chọn tạo và khảo nghiệm các giống cây trồng phù hợp với từng khu vực. Vì vậy, hoạt động của SSC ổn định và hiệu suất hoạt động luôn thuộc top hiệu quả nhất trong ngành.
Các công ty cung ứng giống trên thế giới đều trải qua các giai đoạn từ thấp đến cao (ban đầu chỉ kinh doanh thương mại, sau khi lớn mạnh mới đầu tư nghiên cứu theo chiều sâu và cuối cùng mở rộng hoạt động ra ngoài biên giới). Đây là điều mà các công ty nước ngoài cung ứng hạt giống ở Việt Nam đang làm. Không chỉ xây dựng hệ thống phân phối rộng trên lãnh thổ Việt Nam, mà SSC đã vươn hoạt động ra các nước trong khu vực ASEAN, khi có chi nhánh tại Lào và Campuchia.
Ghi nhận thành công
Vị thế vững chắc trong ngành, uy tín trên thương trường giúp SSC vừa đón nhận Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2013. Hoạt động hiệu quả, tăng trưởng liên tục không chỉ khiến cổ phiếu SSC được nhiều định chế tài chính đưa vào danh mục đầu tư, mà SSC còn lọt vào danh sách 50 công ty hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam (Tạp chí Nhịp cầu đầu tư bình chọn).
Lần đầu tiên, vào tháng 7 vừa qua, SSC còn được ghi nhận ở tầm khu vực, khi tạp chí danh tiếng Forbes Asia bình chọn vào danh sách 200 công ty nhỏ và vừa tốt nhất châu Á. Các giải thưởng vừa nhận được là sự ghi nhận xứng đáng với các thành công của SSC - cổ phiếu nông nghiệp hiệu quả, công ty cung ứng giống hàng đầu Việt Nam.
Như Loan
-
Viettel tăng trưởng 2 con số; HAGL Agrico sạch nợ với HAGL; Bút bi Thiên Long lãi hơn 1,3 tỷ đồng mỗi ngày -
Bổ sung quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo -
Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể -
TP.HCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng năm 2024 -
Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” -
Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh -
Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện