-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Tìm nhà đầu tư phù hợp cho từng giai đoạn
Đối với start-up, việc tìm kiếm nhà đầu tư rót vốn cũng giống như tìm kiếm đối tác kinh doanh - những người sẽ trở thành đồng sở hữu công ty.
Theo đó, các start-up cần tìm kiếm đối tác có thế mạnh trong lĩnh vực mà mình đang hoạt động để giúp xây dựng, hoàn thiện sản phẩm, mở rộng thị trường, cải thiện mạng lưới đối tác tiềm năng… Đặc biệt, một trong những điều quan trọng mà start-up cần hướng đến là tìm được nhà đầu tư có sự hòa hợp, có chung tầm nhìn về tương lai của công ty.
Về phía các nhà đầu tư, khi quyết định rót vốn cho start-up, họ cũng muốn rằng, vốn đầu tư không phải thứ duy nhất mà đội ngũ sáng lập/lãnh đạo công ty khởi nghiệp đang tìm kiếm.
Trong hệ sinh thái khởi nghiệp, các bên đều mong muốn hỗ trợ nhau để cùng đạt được thành công. Start-up có ý tưởng, có đội ngũ thực thi, còn nhà đầu tư có nguồn lực để thương mại hóa sản phẩm và hình thành các mối quan hệ…
Vũ Duy Thức, sáng lập OhmniLabs (start-up chuyên cung cấp robot chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, được nhiều quỹ đầu tư rót vốn như 500 startups, Monk’s Hill Ventures, Fuel Venture Capital) cho rằng, khi tìm kiếm nhà đầu tư, start-up cần chọn lựa kỹ càng, cần chọn những nhà đầu tư sẵn sàng đồng hành giải quyết các vấn đề.
“Tìm nhà đầu tư là chọn mặt gửi vàng. Nên chọn nhà đầu tư đồng hành, sẵn sàng thức đêm cùng start-up giải quyết vấn đề. Đây là điều rất quý mà tôi nhận được từ Fuel Venture Capital và Giám đốc đầu tư Võ Vũ Thùy My”, Thức chia sẻ.
Thực tế, mỗi start-up đều có những vấn đề khác nhau cần giải quyết trong từng giai đoạn.
Theo bà Võ Vũ Thùy My, với start-up đang trong giai đoạn tạo sản phẩm, thì cần tìm nhà đầu tư có thế mạnh về sản phẩm và công nghệ liên quan. Nhưng khi đã định hình rõ mô hình kinh doanh, sản phẩm và bước đến giai đoạn huy động vốn, thì start-up cần đẩy mạnh tiếp thị bán hàng và cần tìm kiếm nhà đầu tư có lợi thế trong lĩnh vực này cùng các mối quan hệ rộng khắp.
Tìm hiểu kỹ về nhà đầu tư
Trước khi quyết định đầu tư vào bất kỳ start-up nào, các quỹ đầu tư không chỉ đánh giá dựa trên quy mô thị trường mà
start-up đó đang hoạt động, hay báo cáo tài chính, báo cáo thuế của start-up, mà còn tìm hiểu về tính cách, thậm chí những câu chuyện riêng tư của đội ngũ chủ chốt trong công ty.
Thế nên, khi gọi vốn, các nhà sáng lập nên nhìn xa hơn, thay vì chỉ tập trung thuyết phục để nhà đầu tư chuyển tiền.
Bà Monica Mehta, Phó chủ tịch điều hành Mạng lưới Doanh nhân quốc gia tại tổ chức phi lợi nhuận Wadhwani Foundation (Ấn Độ) cho rằng, start-up cần nghiên cứu chi tiết về nhà đầu tư, như quy mô, các khoản đầu tư gần đây của họ, mối quan hệ của họ với các công ty trong danh mục đầu tư, giá trị mà họ mang đến cho các start-up được rót vốn…
Đặc biệt, bà Monica Mehta nhấn mạnh, điều quan trọng là start-up phải đảm bảo, nhà đầu tư đó phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của mình.
“Trước khi ký kết và chấp nhận khoản đầu tư phù hợp từng giai đoạn phát triển, hãy tìm hiểu những người thụ hưởng hiện tại của họ nói gì về họ, mức độ đòi hỏi của họ trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Và điều quan trọng không kém là họ phải đóng vai trò ‘người hướng dẫn’ hơn là ‘ông chủ’ của start-up”, bà Monica Mehta chia sẻ.
Hành trình khởi nghiệp có rất nhiều thăng trầm, nên tìm kiếm được nhà đầu tư không rời bỏ start-up trong thời gian khó khăn là điều rất quan trọng.
Start-up cũng cần tìm hiểu về “sức khoẻ tài chính” của quỹ đầu tư. Nếu “sức khỏe tài chính” của nhà đầu tư không tốt, có nghĩa là, họ đang phải chịu áp lực rất lớn và có thể bỏ mặc công ty khởi nghiệp mà họ đang đầu tư.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025