
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
![]() |
Go-Jek là công ty khởi nghiệp đầu tiên đạt vị thế "kỳ lân" (giá trị trên 1 tỷ USD) ở Indonesia. |
Với dân số 93 triệu người và khoảng 45 triệu xe máy, Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với dịch vụ gọi xe trực tuyến. Đây cũng là thị trường có chi phí kinh doanh rẻ so với Singapore hay Malaysia - hai nước láng giềng của Indonesia.
Cuối năm 2017, Nadiem Makarim, giám đốc điều hành Go-Jek, từng tiết lộ với Reuters, công ty đang xem xét khả năng tiến vào 4 nước ở Đông Nam Á và Philippines có thể là thị trường tiên họ hướng tới để mở rộng phạm vi kinh doanh ra khỏi lãnh thổ Indonesia. Nhưng Makarim cũng nhấn mạnh: "Mọi quốc gia ở Đông Nam Á đều có thể là mục tiêu của chúng tôi trong vòng 3, 6 và 12 tháng tới".
Bành trướng ra các nước Đông Nam Á có thể là chiến lược để Go-Jek giành thị phần 600 triệu người trong bối cảnh hãng gọi xe trực tuyến Uber đang thua ngày càng đậm Grab ở khu vực.
Ở Việt Nam, hai công ty Uber và Grab đã bắt đầu kiểm soát thị trường taxi và xe ôm công nghệ. Năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cho phép Uber và Grab triển khai thí điểm dịch vụ trong hai năm. Mới đây, Bộ Giao thông gia hạn thời gian thí điểm chương trình, nhưng chưa quyết định thời hạn kết thúc.
Sự hiện diện của Grab, Uber đã thôi thúc một số doanh nghiệp trong nước khai thác thị trường đặt xe trực tuyến. Chẳng hạn, tập đoàn viễn thông Viettel mua 30% cổ phần của Gonow, một công ty khởi nghiệp trong mảng đặt xe qua ứng dụng. Tuy nhiên, Gonow tập trung vào dịch vụ thuê xe liên tỉnh và xe du lịch. Những đối thủ khác của Uber và Grab bao gồm 123Xe Vivu, Rada, iMove và Goixe.
Mở rộng phạm vi hoạt động sang Việt Nam, Go-Jek sẽ có cơ hội lớn để phát triển nền tảng thanh toán trực tuyến Go-Pay của họ, do Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào thể hiện rõ nét năng lực dẫn đầu mảng công nghệ tài chính. Với hàng loạt cổ đông lừng danh như Google và Tencent, khả năng thành công của Go-Jek trong mảng thanh toán trực tuyến ở Việt Nam khá cao. Hiện tại công ty đang dẫn đầu trong thị trường thanh toán trực tuyến ở Indonesia.

-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy -
Hải quan tăng kiểm tra xuất xứ hàng hóa -
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank -
Gỡ vướng trong thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4