-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Công ty start-up về phát triển bền vững EQUO chuyên cung cấp các giải pháp không chứa nhựa và có thể phân hủy hoàn toàn, được làm từ các nguyên liệu như cà phê, dừa và mía để thay thế cho nhựa sử dụng một lần, đã thành công trong việc huy động 1,3 triệu USD ở vòng hạt giống (hồi tháng 4/2022).
Bà Marina Trần Vũ, nhà sáng lập (founder), kiêm CEO của EQUO cho biết: “Hiện nay, các công ty không coi phát triển bền vững là xu hướng, mà là một nhu cầu thực sự của thị trường. Trước đây, người ta nghĩ phát triển bền vững là một xu hướng như tiền điện tử, nhưng phát triển bền vững nhằm giải quyết vấn đề môi trường, xã hội, văn hóa và chính trị một cách lâu dài. Doanh nghiệp nhận ra phát triển bền vững không phải là một mục tiêu ngắn hạn, thay vào đó, đây là một khoản đầu tư thực sự vào hoạt động kinh doanh và con người”.
Bà Vũ tin rằng, khía cạnh lớn nhất thúc đẩy khởi nghiệp kinh doanh xanh là nhận thức sâu sắc về tác động của cá nhân đối với môi trường xung quanh và thế hệ tương lai.
Vào tháng 11/2022, start-up xe máy điện Việt Nam Dat Bike đã công bố huy động được 8 triệu USD. Dẫn đầu vòng rót vốn này là Jungle Ventures, cùng với sự tham gia của GSR Ventures, Delivery Hero Ventures, Wavemaker Partners và Innoven Capital. Như vậy, tổng số tiền Dat Bike huy động được đến nay là 16,5 triệu USD.
Dat Bike dự kiến sử dụng khoản đầu tư mới này để phát triển, nâng cấp công nghệ và sản phẩm, tuyển dụng thêm đội ngũ kinh doanh, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, R&D để xử lý lượng đơn đặt hàng đang tăng nhanh, đồng thời đầu tư vào việc mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy và phát triển trạm sạc điện sạch cho xe máy tại Việt Nam.
VECA - ứng dụng ve chai công nghệ đầu tiên tại Việt Nam vừa hợp tác với công ty sản xuất bao bì Tetra Pak để mở rộng thu gom vỏ hộp giấy đã qua sử dụng tại 18 quận, huyện tại TP.HCM. Việc đưa vỏ hộp giấy vào danh mục thu gom của VECA đã giúp công ty tăng đáng kể số lượng người dùng.
“VECA kỳ vọng, việc mở rộng mạng lưới thu gom tại các quận có diện tích lớn lần này sẽ khuyến khích thêm nhiều người bán ve chai và người thu mua sử dụng ứng dụng, từ đó tiến gần hơn tới mục tiêu một Việt Nam không rác thải”, ông Bùi Thế Bảo, nhà sáng lập VECA cho hay.
Start-up chú trọng xu hướng xanh cũng đang thu hút sự quan tâm của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Ông Gibs Song, Giám đốc Quỹ Vietnam Sillicon Valley Capital (VSV Capital) cho biết, quỹ này đã đầu tư vào hơn 80 công ty khởi nghiệp kể từ khi thành lập tại Việt Nam vào năm 2014.
“Việt Nam là một thị trường mới nổi, nên hiện nay nhiều start-up đang hoạt động như các doanh nghiệp xã hội. Chúng tôi đang nhắm đến các xu hướng và cơ hội xanh tại Việt Nam, với trọng tâm là giao thông vận tải, năng lượng tái tạo và quản lý chất thải”, ông Gibs Song cho biết.
Bên cạnh việc đầu tư vào các giải pháp tài chính, giáo dục, y tế... VSV Capital cũng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực xanh và thường xuyên xem xét đầu tư vào các lĩnh vực như tái chế pin và pin mặt trời, robot làm sạch pin mặt trời, nhựa sinh học, sợi nano-cellulose, ly tái sử dụng, phương tiện giao thông cá nhân chạy bằng điện… bởi Quỹ nhận thấy sự cấp thiết của việc bảo vệ môi trường và thay thế các nguồn năng lượng không thể tái tạo.
Theo bà Marina Trần Vũ, các quỹ đầu tư trước đây không quan tâm đến các công ty khởi nghiệp bền vững. Các công ty khởi nghiệp xanh chưa hấp dẫn nhà đầu tư vì tỷ suất lợi nhuận hoặc tốc độ tăng trưởng thấp hơn đáng kể so với các start-up công nghệ. Tuy nhiên, thị trường khởi nghiệp sẽ có những thay đổi mới, khi doanh nghiệp tập trung vào tăng trưởng bền vững hơn, nhưng vẫn có lợi nhuận như mô hình của EQUO.
Báo cáo mới nhất của DealStreetAsia cho thấy, nguồn vốn tư nhân dành cho các công ty start-up tập trung vào mảng công nghệ khí hậu ở Đông Nam Á đã đạt 1,11 tỷ USD trong 11 tháng của năm 2022, đánh dấu một bước tiến đáng kể về động lực cho các doanh nghiệp này.
Đây là lần đầu tiên, các start-up công nghệ khí hậu, được định nghĩa là những công ty tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính hoặc giải quyết tác động của biến đổi khí hậu, đã huy động được hơn 1 tỷ USD trong một năm. Số tiền này tăng đáng kể so với năm 2021 là 607 triệu USD.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025