
-
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025
-
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam
-
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng
-
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh
-
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 -
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng
Rootopia là nền tảng công nghệ tài chính được ra đời với mục đích hỗ trợ học viên, sinh viên tiếp tục giấc mơ học tập, thông qua việc giải quyết những khó khăn trong vấn đề học phí và xa hơn nữa.
Dựa trên kết nối của nền tảng, các nhà bảo trợ tài chính (Angel) có thể đầu tư vào các trường hợp cần vay tiền đóng học phí một cách nhanh chóng và trực quan. Điểm đặc biệt của Rootopia đó là khoản tiền từ phía các nhà bảo trợ sẽ đóng trực tiếp vào tài khoản nhà trường, từ đó hạn chế nguy cơ sử dụng sai mục đích.
Rootopia cho biết việc thẩm định luôn được startup thực hiện chặt chẽ để chắc chắn nguồn vốn được đầu tư đúng người, đúng mục đích và người vay có đủ khả năng trả nợ.
Qua hơn 1 năm hoạt động, Rootopia đã giúp kết nối, hỗ trợ tài chính cho học sinh - sinh viên tại hơn 100 trường học, trung tâm tại hơn 10 tỉnh thành trên cả nước để các em tiếp tục học tập. Thông qua sự hỗ trợ của Rootopia và các nhà bảo trợ, nhiều em đã gặt hái thành tích tốt trong học tập.
Với khoản đầu tư 1 triệu USD lần này, Rootopia chia sẻ sẽ tiếp tục các hướng đi chiến lược nhằm thử nghiệm và phát triển sản phẩm - người dùng; đồng thời đào sâu, hoàn thiện nền tảng công nghệ để tiếp tục giúp nhiều bạn trẻ trên con đường học tập.
Thành lập năm 2021, Rootopia là statup của nhà sáng lập Nguyễn Xuân Trường (Trường Bomi), Trần Quang Khánh và các cộng sự. Trong đó, CEO Nguyễn Xuân Trường từng giữ vị trí quan trọng tại một số startup tên tuổi như CEO Ahamove, Giám đốc kinh doanh MoMo...Còn CTO Trần Quang Khánh là người từng tham gia phát triển các sản phẩm fintech của SSI, Shinhan Finance, TPBank…
Phía Rootopia đánh giá thị trường Việt Nam còn nhiều dư địa để startup phát triển.
Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có truyền thống hiếu học, và các gia đình rất quan tâm tới việc học của con cái. Một khảo sát của Nielsen cho thấy các gia đình dành tới gần phân nửa (47%) thu nhập cho chi tiêu giáo dục.
Thứ hai, trong điều kiện các trường học, đặc biệt là đại học đang được mở cửa để tăng quyền tự chủ và bớt phụ thuộc ngân sách Nhà nước, mức học phí có thể tăng đến 10% mỗi năm. Điều này, cộng với tình hình giá cả sinh hoạt không ngừng gia tăng, sẽ khiến chi phí cần thiết cho một học sinh - sinh viên cũng tăng theo, dẫn tới nhiều gia đình khó khăn cần tìm tới các giải pháp tín dụng để được hỗ trợ học phí.

-
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh -
Philippines muốn nhập vắc-xin dịch tả lợn từ doanh nghiệp lớn của Việt Nam -
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 -
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng -
Quý I/2025, TKV sản xuất trên 10,5 triệu tấn than, tiêu thụ 12,6 triệu tấn -
Tập đoàn Generali vượt mục tiêu kế hoạch 2024 -
"Soi" động lực tăng trưởng của doanh nghiệp vật liệu xây dựng năm 2025
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics