-
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh -
Nhựa Bình Minh - dấu ấn chất lượng cho hành trình bền vững
Sau 3 năm triển khai Chiến lược lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tại Hội thảo “Giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới” diễn ra ngày 27/2, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn) cho biết kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản giai đoạn 2021-2023 đạt bình quân 15,8 tỷ USD/năm, đạt 88% kế hoạch.
Sản lượng khai thác gỗ giai đoạn 2021 - 2023 đạt bình quân khoảng 32 triệu m3 đạt 91% so với kế hoạch đến năm 2025. Sản lượng khai thác gỗ đã đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và thị trường lâm sản.
Về chi trả dịch vụ môi trường rừng, giai đoạn 2021 - 2023, thu dịch vụ môi trường rừng bình quân của cả nước đạt 3.650 tỷ đồng/năm, với tổng 3 năm là 10.987 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân đạt 17%/năm, đạt 345% so với chỉ tiêu kế hoạch của Chiến lược.
Riêng năm 2023, cả nước thu được 4.130,4 tỷ đồng từ khoản dịch vụ môi trường rừng, trong đó thu từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng là 997,03 tỷ đồng; thu từ các dịch vụ môi trường rừng từ các cơ sở sản xuất thủy điện, nước sạch, công nghiệp, du lịch sinh thái,… là 3.133 tỷ đồng (trong đó thu từ cơ sở sản xuất thủy điện chiếm 93%).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Chiến lược vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch rừng còn chồng chéo, chưa thống nhất, thiếu tính đồng bộ. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước quản lý, diện tích giao cho hộ gia đình, tổ chức và cá nhân còn ít.
Việc quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp có phần tách biệt và khép kín đã tạo ra rào cản cho việc tổ chức các hoạt động sản xuất lâm nghiệp khác như trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản, gây cản trở cho việc thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng.
Tình trạng vi phạm các quy định, pháp luật về lâm nghiệp vẫn còn diễn ra tại một số vùng, điểm nóng, bao gồm phát nương làm rẫy, khai thác rừng trái phép, săn bắn động vật hoang dã, cháy rừng làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng…
Theo Cục Lâm nghiệp, công tác giao rừng, thuê rừng chưa đồng bộ với giao đất, thuê đất lâm nghiệp; phần lớn các hộ gia đình, cá nhân ở một số tỉnh chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp để phát triển sản xuất lâm nghiệp lâu dài ổn định. Công tác giao đất, giao rừng triển khai chậm, do thiếu nguồn kinh phí để thực hiện, dẫn đến còn nhiều diện tích rừng tự nhiên chưa có chủ nên UBND cấp xã đang phải quản lý và tổ chức khoán cho cộng đồng địa phương bảo vệ.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng, để đáp ứng những quy định mới của Luật Đất đai 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm hoàn thiện quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính thống nhất với quy hoạch sử dụng đất theo 3 cấp: cả nước, cấp tỉnh và cấp huyện; phân bổ hợp lý quỹ đất cho phù hợp với yêu cầu sử dụng đất và quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp.
Đồng thời, ông đề xuất cần tăng cường khả năng tiếp cận đất đai của các chủ thể có nhu cầu sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; bổ sung đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp, mở rộng đối tượng là tổ chức kinh tế, cá nhân được nhận chuyển nhượng, cho thuê đất lâm nghiệp phù hợp với thực tiễn sản xuất của từng vùng, miền.
PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội chủ rừng Việt Nam (VIFORA) nhấn mạnh để tiếp tục thực hiện hiệu quả “Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030”, cần quản lý và sử dụng có hiệu quả trên 3,4 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp đang được UBND cấp xã quản lý, bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện có và phát triển rừng; giải quyết thiếu đất sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc tại chỗ, tăng cường quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội…
-
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép -
GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"