Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Sự khác biệt giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp
Minh Châu (TTXVN/BNEWS) - 11/03/2019 20:41
 
Nước mắm truyền thống được làm theo thủ công, còn nước mắm công nghiệp cũng dùng cá, cách ủ nhưng làm theo dây chuyền công nghiệp. Cách hiểu này đã chính xác chưa?
Nước mắm truyền thống thường chủ yếu làm từ các loại cá biển và rút chiết ra dưới dạng nước. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Báo Vĩnh Long
Nước mắm truyền thống thường chủ yếu làm từ các loại cá biển và rút chiết ra dưới dạng nước. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Báo Vĩnh Long

Nước mắm truyền thống được thủy phân từ cá, phơi nắng để không khí tiếp xúc, sử dụng men tiêu hóa có sẵn trong ruột cá để ức chế vi khuẩn, chuyển protein trong thịt thành đạm dễ hấp thụ.

Trong khi đó, nước mắm công nghiệp lại dùng phương pháp sử dụng tới gần 20 thành phần như: Nước, muối, cốt cá cơm, đường, chất điều vị, chất bảo quản, chất tạo màu, hương cá...

Tại Việt Nam, các vùng miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá cơm, cá thu, cá nục...) và rút chiết ra dưới dạng nước. Tùy theo độ đạm trong nước mắm mà người ta phân cấp độ (nước mắm cốt, nước mắm loại 1, nước mắm loại 2).

Cách chế biến nước mắm truyền thống của người Việt là ủ chượp theo phương pháp gài nén. Cá được trộn đều với muối ăn theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 (gọi là chượp) rồi cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2.5 - 8 m³, rồi rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén. Sau 2-4 ngày thì mở nút lù dưới đáy thùng để hứng "nước bổi".

Phần còn lại trong thùng chượp sau khi ra rút nước bổi sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và ủ từ 7-12 tháng. Khi chượp "chín", nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt.

Phần cốt còn lại được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai, nước ba. Những đợt nước sau nước cốt thì gọi là "nước ngang" và độ đạm giảm dần. Nước mắm ngon phải để chượp chín 12 tháng mới rút nước cốt.

Ở một số địa phương miền Bắc, như Cát Hải - Hải Phòng, cách chế biến phổ biến là đánh khuấy, theo đó cá trước khi trộn chượp có thể đập dập, sau thời gian khoảng 3 tháng thì đánh khuấy chượp để tăng tốc độ chín. Phương pháp này rút ngắn thời gian ủ chượp xuống 6-7 tháng, nhưng chỉ cho nước mắm có độ đạm thấp hơn phương pháp truyền thống.

Nhắc tới nước nắm truyền thống, cái tên đầu tiên phải kể tới tới là làng nghề làm nước mắm ở Phú Quốc đã tồn tại hơn 200 năm qua. Nước mắm Phú Quốc được làm từ cá cơm sóc tiêu đặc sản chỉ riêng Phú Quốc mới có. Mùi thơm nức, độ đạm cao, vừa mặn vừa thanh, để càng lâu càng ngon...

Cùng với Phú Quốc thì Phan Thiết, Ba Làng (Thanh Hóa) hay Vạn Phần (Nghệ An)... cũng là những làng nghề nước mắm nổi tiếng ở Việt Nam đã tồn tại hàng trăm năm qua.

6 Hiệp hội kiến nghị Chính phủ làm rõ danh tính doanh nghiệp đứng sau tài trợ khảo sát nước mắm
Nhóm các Hiệp hội nước mắm truyền thống vừa kiến nghị Chính phủ làm rõ đơn vị chủ trì việc tài trợ cho Công ty TNHH Liên doanh T&A Ogilvy để...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư