
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
Gần đây, một số cơ sở y tế và trang mạng xã hội quảng bá trào lưu "lọc máu siêu công nghệ" với chi phí hàng chục triệu đồng chỉ trong 2-3 giờ, hứa hẹn ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thậm chí ung thư. Các bài quảng cáo tuyên bố, phương pháp này có thể loại bỏ mỡ máu, chất gây viêm, kim loại nặng, vi khuẩn và phòng ngừa các bệnh lý như tiểu đường, suy thận, đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch…
Quá trình lọc máu này bao gồm việc lấy máu từ tĩnh mạch của bệnh nhân, qua các bộ lọc để tách huyết tương và loại bỏ tạp chất. Khi huyết tương đã sạch, nó được kết hợp lại với máu và đưa vào cơ thể.
Tuy nhiên, PGS-TS. Phạm Nguyễn Vinh, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam khẳng định rằng, không có cơ sở khoa học nào cho thấy lọc máu có thể phòng ngừa đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Các yếu tố chính dẫn đến nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá và rối loạn lipid máu, tích lũy trong nhiều năm mới gây bệnh.
Xơ vữa động mạch hình thành từ các mảng bám chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác trong thực phẩm hàng ngày. Đây là quá trình lão hóa tự nhiên, bắt đầu từ khi chúng ta còn trẻ và kéo dài suốt cuộc đời. Khi lọc máu, quả lọc không phân biệt được giữa cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL), nên có thể loại bỏ cả cholesterol có lợi, làm tổn hại đến sức khỏe của mạch máu và tim mạch.
Ngoài ra, quá trình lọc máu cũng có thể đào thải albumin - một loại protein quan trọng trong máu, cùng các chất làm xáo trộn điện giải, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. "Lọc máu không đúng chỉ định có thể dẫn đến nhiễm trùng và những biến chứng nghiêm trọng khác", PGS-TS. Vinh cảnh báo.
Đồng quan điểm, PGS-TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cảnh báo, các quảng cáo "lọc máu thải độc" với chi phí thấp và thời gian ngắn chưa có cơ sở khoa học. Ông khẳng định, lọc máu chỉ được chỉ định khi bệnh nhân đã có chẩn đoán bệnh lý cụ thể, như suy thận hay viêm tụy cấp.
Tương tự, TS-BS. Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng khoa Thần kinh (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM) khẳng định, kỹ thuật lọc máu không thể thay đổi các yếu tố nguy cơ, vì vậy không thể ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Lọc máu chỉ được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả. "Lọc máu sai chỉ định có thể khiến người bệnh tiền mất, tật mang", BS. Dung nhấn mạnh.
Lọc máu là một kỹ thuật phức tạp, yêu cầu phải thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên môn với thiết bị hiện đại và môi trường vô khuẩn.
Theo các chuyên gia, nếu thực hiện lọc máu sai chỉ định, có thể gây nguy cơ lây nhiễm các bệnh như viêm gan B, C, hoặc các phản ứng dị ứng nguy hiểm. Hơn nữa, phương pháp này không được bảo hiểm y tế chi trả, nên việc thực hiện các liệu pháp như vậy tại các cơ sở không được cấp phép là cực kỳ rủi ro.

-
Tin mới y tế ngày 29/4: Bộ Y tế hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn khi tham dự sự kiện diễu binh
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
-
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu thu hồi sản phẩm mì chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam -
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây