Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 23 tháng 10 năm 2024,
Sửa Luật Đầu tư cần nêu bật 3 đột phá chiến lược
ĐBQH. Phan Văn Quý - 29/06/2014 13:38
 
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII vừa kết thúc, Quốc hội đã thông qua, cho ý kiến nhiều dự án luật trong nhóm Luật kinh tế như: Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Dạy nghề…Một số dự án luật tiếp tục được bàn thảo, cho ý kiến để kỳ họp thứ 8 tới có thể xem xét thông qua. Báo Đầu tư điện tử giới thiệu góp ý của Đại biểu Quốc hội Phan Văn Quý (Đoàn Nghệ An, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) về Dự án Luật Đầu tư.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Phương thuốc trị bệnh đầu tư dàn trải, lãng phí
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Nợ XDCB hoàn toàn được kiểm soát
Sửa Luật Đầu tư sẽ động chạm, cần sự dũng cảm
Chỉ rõ lĩnh vực cấm đầu tư, đầu tư có điều kiện

đại biểu Phan Văn Quý, có hai điểm cần làm rõ thêm về Dự án Luật Đầu tư. 

Một là, việc sửa đổi Luật Đầu tư cần đạt được một số yêu cầu sau:

  Sửa Luật Đầu tư cần chú ý nêu bật 3 đội phá chiến lược  
  Việc sửa đổi Luật lần này phải hướng tới đạt được hiệu quả về kinh tế, chuyển giao về công nghệ  

Các quy định của Luật phải thông thoáng, minh bạch và rõ ràng, nhằm tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư ổn định, tin cậy, hấp dẫn, tránh tình trạng kẻ xấu lợi dụng khe hở của Luật để gây nhũng nhiễu nhà đầu tư.

Việc sửa đổi Luật Đầu tư lần này phải nêu bật được 3 khâu đột phá chiến lược: đột phá về thể chế, đột phá về hạ tầng, đột phá về nguồn nhân lực, nhằm bảo đảm tính đồng bộ và cho chính sách đầu tư bao quát được hết các lĩnh vực.

Cần có cơ chế mạnh mẽ để khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực và địa bàn đầu tư như: công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, công nghiệp Quốc phòng, vùng nguyên liệu, địa bàn khó khăn…

Phải tạo được nếp nhấn, đầu tư theo chuỗi trong một số lĩnh vực và địa bàn đầu tư giống như mô hình của Tập đoàn Samsung hay các Tập đoàn lớn khác đã và đang thực hiện.

Việc sửa đổi Luật lần này phải hướng tới đạt được hiệu quả về kinh tế, chuyển giao về công nghệ, đảm bảo về an ninh Quốc phòng, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế.

Hai là: Cần điều chỉnh nội dung một số điều khoản trong Dự thảo Luật như sau:

  1. Về “Bảo đảm về hoạt động đầu tư” quy định tại Điều 8:

Điểm a và điểm d khoản 2 Điều 8 của Dự thảo Luật quy định: Nhà nước không yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện “Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước” và không yêu cầu nhà đầu tư phải “Đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất”.

Đại biểu Phan Văn Quý cho rằng, quy định này chưa phù hợp, bởi lẽ:

Điều 14 về “Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu” của Luật Đấu thầu mà Quốc hội đã thông qua tại kỳ họp thứ 6, nhấn mạnh việc ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước. Ngoài ra, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có những chính sách, quy định nhằm nâng cao và phát triển tỷ lệ nội địa hóa, làm điểm tựa cho tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế như kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Do vậy, điểm a và điểm d khoảng 2 Điều 8 nên ghi là: “Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước…”

  1. Về “Đầu tư theo Hợp đồng” quy định tại Điều 22:

Để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng, theo ý kiến của các chuyên gia, từ nay đến năm 2020, ước tính cả nước ta cần phải đầu tư 200 tỉ USD cho phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Nhưng Nhà nước không thể tài trợ toàn bộ khoản đầu tư này từ nguồn ngân sách hoặc vốn vay. Do vậy, hình thức đầu tư PPP là một lựa chọn khoa học. Như vậy, Nhà nước vừa có vốn để phát triển, vừa có thể chủ động điều chỉnh được trần nợ công.

  1. Về “Lĩnh vực ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư” quy định tại Điều 26 và “Đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư” quy định tại Điều 27:

Chúng ta cần áp dụng nhiều hình thức, bậc thang ưu đãi đầu tư và xem đây là chính sách đòn bẩy để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, các địa bàn mà nền kinh tế chúng ta đang cần, chẳng hạn như: công nghiệp phụ trợ, công nghiệp Quốc phòng, công nghệ cao, đầu tư theo chuỗi, địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Mặt khác, chúng ta cần có tư duy đột phá trong sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Dạy nghề. Luật Dạy nghề tạo ra nguồn nhân lực chuyên nghiệp, mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài xếp ưu tiên loại 2/4 khi xem xét đến thị trường đầu tư. Luật Doanh nghiệp tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới làm ăn, sinh sống tại Việt Nam.

Đi đôi với chính sách nêu trên, Nhà nước cần tổng kết và nhân rộng các mô hình kinh tế đã thành công như: Viettel, FPT, Hòa Phát, Vincom, Hoàng Anh Gia Lai. Chúng tôi nghĩ, nếu các mô hình trên được hỗ trợ tốt thì nền kinh tế của đất nước ta sẽ có những thương hiệu lớn và họ có thể là những lựa chọn đáp ứng những yêu cầu của Đất nước khi cần.

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Bên cạnh đó, ở Nghệ An có sữa TH true Milk được đầu tư hiệu quả bởi Tập đoàn TH. Hay trường hợp người nông dân ở tỉnh Sóc Trăng chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang nuôi bò sữa đạt hiệu quả cao gấp đôi lần... Từ những mô hình trên, Nhà nước cần tổng kết và nhân diện rộng. Làm được như vậy cũng là động lực thúc đẩy lĩnh vực đầu tư phát triển.

"Tôi cho rằng, khuyến khích, ưu đãi đầu tư cần xem như bước đột phá của việc sửa đổi Luật Đầu tư lần này", đại biểu Phan Văn Quý nói.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư