Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Sửa Luật Doanh nghiệp: Mục tiêu lớn là để doanh nghiệp hoạt động ổn định, dài hạn
Kỳ Thành - 27/06/2019 16:02
 
Trong những lần sửa Luật Doanh nghiệp trước đây, mục tiêu chính là giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường dễ dàng và thực hiện quyền tự do kinh doanh, làm những gì pháp luật không cấm. Trong lần sửa đổi này, mục tiêu sẽ là giúp doanh nghiệp đã gia nhập thị trường hoạt động ổn định, lâu dài.

Theo Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ đang tập trung xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và ban hành theo thẩm quyền.

Làm rõ thêm về vấn đề này tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, việc sửa Luật Doanh nghiệp 2014 lần này, chúng tôi nhấn mạnh điểm khác biệt so với những lần trước.

Cụ thể, trong những lần sửa đổi trước đây, tập trung mạnh vào việc rà soát, đơn giản hóa ở khâu gia nhập thị trường, có nghĩa là đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ, rút ngắn thời gian, chi phí, phức tạp trong việc gia nhập thị trường, có nghĩa làm cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn. Thứ hai là hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh, làm những gì pháp luật không cấm.

Nguyên tắc này đã được tiếp tục trong lần sửa luật năm 2014, và lần này, mục tiêu là triệt để, đơn giản hóa nhất có thể. Dự kiến, luật lần này sẽ bãi bỏ những điều kiện không cần thiết.

Theo ông Hiếu, mục tiêu lớn hơn rất nhiều trong lần sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này là làm sao doanh nghiệp đã gia nhập thị trường hoạt động ổn định, dài hạn. Trọng tâm là thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tốt, bảo vệ nhà đầu tư khi đầu tư tiền vào doanh nghiệp.

Nhấn mạnh của lần sửa đổi này là tạo ra hệ thống pháp luật thể chế nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đặc biệt là cổ đông nhỏ, thông qua đó tạo ra thị trường vốn mới, thay cho thị trường truyền thống là vay từ ngân hàng và các định chế khác, ông Hiếu nói.

Phó Viện trưởng CIEM Phan Chí Hiếu
Phó Viện trưởng CIEM Phan Đức Hiếu (Ảnh: Đức Thanh)

Về công tác bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp.

Cụ thể, Ngay ngày đầu năm năm 2019, Bộ đã xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Triển khai công việc cụ thể Bộ đã hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về bổ sung một số ngành, nghề ưu đãi đầu tư; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững; dự thảo Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2030.

Ban hành Thông tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thông tư hướng dẫn quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới tư vấn viên…

Đánh giá mức độ thay đổi và tác động thực chất đối với doanh nghiệp của những cải cách, bãi bỏ đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh do các bộ, ngành thực hiện trong năm 2018; biên soạn và công bố Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019; Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2018; Báo cáo 01 năm triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về đổi mới hoạt động quản lý doanh nghiệp nhà nước, Bộ đã chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước. Hiện đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đăng ký doanh nghiệp, Bộ đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, với hệ thống biểu mẫu đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh được sửa đổi phù hợp những quy định mới của Nghị định số 108/2018/NĐ-CP theo hướng rõ ràng, minh bạch, thuận lợi hơn cho cả doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh.

Ngay ngày đầu năm năm 2019, Bộ đã xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Triển khai công việc cụ thể Bộ đã hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về bổ sung một số ngành, nghề ưu đãi đầu tư; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững[1]; dự thảo Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2030[2]. Ban hành Thông tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa[3], Thông tư hướng dẫn quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới tư vấn viên[4]Đánh giá mức độ thay đổi và tác động thực chất đối với doanh nghiệp của những cải cách, bãi bỏ đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh do các bộ, ngành thực hiện trong năm 2018; biên soạn và công bố Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019; Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2018; Báo cáo 01 năm triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về đổi mới hoạt động quản lý doanh nghiệp nhà nước, Bộ đã chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước. Hiện đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, hoàn thiện danh mục thoái vốn và cổ phần hóa theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.



[1] Văn bản trình số 840/BKHĐT-PTDN ngày 31/1/2019.

[2] Văn bản trình số 1982/TTr-BKHĐT ngày 29/3/2019.

[3] Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019.

[4] Thông tư số 06/2019/TT-BKHĐT ngày 29/3/2019.

Sửa Luật Doanh nghiệp: Người dân toàn quyền chọn cách làm ăn
Hộ kinh doanh hay các loại hình doanh nghiệp là những công cụ để người dân lựa chọn khi kinh doanh. Người dân cần khung khổ pháp lý rõ ràng, thuận...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư