Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Sửa Luật Lao động để điều chỉnh hài hòa quan hệ lao động
Trần Hà - 27/06/2018 19:05
 
Đối thoại tại nơi làm việc, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp quan hệ lao động, lương, hợp đồng lao động… là những vấn đề được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề cập khi xác định những nội dung lớn về Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Lách luật trốn đóng bảo hiểm  

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ ra một thực tế là khá nhiều doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động ký hợp đồng dịch vụ, hợp đồng cộng tác viên… nhằm tránh đóng bảo hiểm cho người lao động. Những điều khoản trong các hợp đồng này thường ghi chung chung, không cụ thể, hiểu đa nghĩa, gây khó khăn khi giải quyết tranh chấp. 

.
Tuy mới đưa vào áp dụng được hơn 5 năm, nhưng trước những thực tiễn phát sinh, đòi hỏi Bộ luật Lao động 2012 cần phải sửa đổi để điều chỉnh các quan hệ lao động hài hòa hơn

Theo ông Hiểu, có tình trạng này là do người lao động không được hướng dẫn trước khi giao kết hợp đồng lao động, dẫn tới những vi phạm liên quan tới cách trả lương, thưởng, điều kiện làm việc không đảm bảo, doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội… 

Nhìn nhận thực tế này, ông Mai Đức Thiện, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH) thừa nhận, ngay khi có quy định đóng bảo hiểm cho lao động dưới 3 tháng thì rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện lách luật bằng hàng loạt hợp đồng tư vấn, đại lý, dịch vụ, cộng tác… để né thực hiện luật. 

Trước những thực tiễn phát sinh, đòi hỏi Bộ luật Lao động 2012 cần phải sửa đổi để điều chỉnh các quan hệ lao động hài hòa hơn. 

Liên quan tới vấn đề thỏa ước lao động tập thể, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh thanh tra Bộ LĐTBXH cho biết, về nguyên tắc, thỏa ước lao động tập thể không cho phép chép lại luật và doanh nghiệp không cần xây dựng thỏa ước lao động tập thể nếu không có gì mới hơn so với luật. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp khi xây dựng thỏa ước lao động tập thể toàn chép lại luật, thậm chí còn cắt xén đi, do đó, vấn đề này cần được quy định cụ thể trong luật. 

Vấn đề cộng tác viên, lao động không trọn thời gian cũng cần điều chỉnh kịp thời. Từ thực tế hoạt động, ông Tùng nêu ví dụ, tại Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có hàng ngàn cộng tác viên. Đây là quan hệ lao động vì có thuê mướn, trả lương, do đó dự thảo luật cần có định nghĩa rõ về lao động làm việc không trọn thời gian để bảo vệ quyền lợi, tiền lương, chế độ hưu trí cho dạng lao động này. 

“Trong quy định của luật hiện hành, sau khi chủ sử dụng lao động ký 2 hợp đồng có thời hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng lao động thì phải ký hợp đồng vô thời hạn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sau khi ký 2 hợp đồng, cho người lao động nghỉ 1 tháng, sau đó mới ký lại thì liệu họ có được phép không ký hợp đồng vô thời hạn hay không”, ông Tùng nêu câu hỏi. 

Khuyến nghị bỏ nội dung tranh chấp lao động   

Một số vấn đề liên quan tới tranh chấp lao động cũng được các chuyên gia nêu lên. Đại diện thanh tra Bộ LĐTBXH khuyến nghị bỏ nội dung tranh chấp lao động. Lý do là tranh chấp chỉ xảy ra khi quyền lợi không xác định rõ thuộc bên nào, trong khi ở Việt Nam chủ yếu tranh chấp xảy ra khi người lao động bị chủ sử dụng vi phạm các điều khoản hợp đồng. Do vậy, đây thực chất là vi phạm chứ không phải tranh chấp. Đó cũng là lý do vì sao thanh tra lao động không thể can thiệp vào các vụ việc tranh chấp lao động.

Ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH) cho rằng, tuy mới đưa vào áp dụng được hơn 5 năm, nhưng trước những thực tiễn phát sinh, đòi hỏi Bộ luật Lao động 2012 cần phải sửa đổi để điều chỉnh các quan hệ lao động hài hòa hơn, tránh gây mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, dễ dẫn đến bất ổn xã hội. 

Về những nội dung cần sửa đổi, ông Bốn cho biết, dự thảo đang cân nhắc nhiều nội dung liên quan tới chuyện tiền lương cho lao động thử việc quy định sao cho hợp lý, người thử việc có được đóng bảo hiểm không. Với trường hợp lao động đủ tuổi, nhưng không đủ năm công tác thì có được chấm dứt hợp đồng không, hay cho họ làm thêm để đủ năm công tác được lĩnh lương hưu…

Bên cạnh đó, các nội dung như việc cho thuê lại lao động thế nào. Cơ chế khuyến khích để doanh nghiệp đưa ra mức lương cao hơn cho người lao động. Quy định đảm bảo cho lao động nữ bình đẳng với lao động nam… cũng sẽ được quy định trong Dự thảo.

Vì sao năng suất lao động thấp?
Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, năng suất lao động (NSLĐ) thấp là do cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch; lao động...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư