Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 20 tháng 01 năm 2025,
Sữa trơ lỳ không giảm giá
Thế Hải - 17/11/2014 09:14
 
Người tiêu dùng buộc phải lên tiếng khi doanh nghiệp sữa phớt lờ các yêu cầu hạ giá.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Lập 3 đoàn kiểm tra về giá sữa và cước vận tải
Yêu cầu DN kê khai giá sữa bán buôn và bán lẻ
Doanh nghiệp sữa phải giảm giá bán
Giá sữa thế giới giảm, trong nước vẫn neo cao

Sữa bất chấp yêu cầu giảm giá

Diễn biến mới nhất trên thị trường sữa tại Hà Nội cho thấy, chưa có hãng sữa nào công bố giảm giá, bất chấp một loạt động thái “siết chặt” quản lý nhà nước được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

   
  Giá các loại sữa trên thị trường không hề giảm. Ảnh: Đức Thanh  

Bà Hoàng Thu Trang, chủ đại lý sữa tại 264 Bạch Mai, Hà Nội xác nhận, chưa có hãng sữa nào công bố giảm giá, tính từ thời điểm thực hiện giá bình ổn đến nay.

Cụ thể, Similac Gain Plus IQ 900g  430.000-445.000 đồng/hộp, SimilacGain Plus IQ 1,7kg 730.000-760.000đồng/hộp, Nan Pro 3 900g 335.000-355.000 đồng/hộp, Nan Kid 4 900g: 320.000-335.000/hộp,…

Mức giá bán kể trên được giữ nguyên như cuối tháng 6/2014, thời điểm các hãng sữa phải thực hiện hạ giá sữa theo chủ trương bình ổn giá.

Chưa kể hàng chục loại sữa cũ đã được các hãng thay vỏ, tăng giá, điển hình là sản phẩm Pediasure của Abbott 850g giá 560.000 - 580.000 đồng/hộp.

Cần phải nói thêm, sản phẩm Pediasure (dành cho trẻ từ 1-10 tuổi) của Abbott do Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A Việt Nam nhập khẩu và phân phối, loại hộp 900g giờ đã được thay bằng loại hộp mới có trọng lượng chỉ còn 850g, với giá bán không giảm so với hộp cũ 900g.

Cũng phải nói lại, khi giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm sâu liên tục nhiều tháng qua với mức giảm trung bình khoảng 15% (tính từ tháng 6/2014), cách đây khoảng hai tuần, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sữa  tiết giảm các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị để hạ giá bán.

Cùng lúc, đoàn kiểm tra liên ngành về giá sữa tại nhiều địa phương do Bộ Tài chính thành lập cũng lên đường kiểm tra tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sữa… nhằm phát hiện và chấn chỉnh những hành vi vi phạm về kinh doanh sữa.

Các doanh nghiệp sữa sẽ phải báo cáo tác động, diễn biến giá nguyên liệu sản xuất sữa đối với thị trường sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong nước với Cơ quan quản lý giá tại các địa phương.

Căn cứ vào kết quả báo cáo, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu DN phải hạ giá sữa theo đúng tinh thần, chỉ đạo của Bộ Tài chính về bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ đến kiểm tra trực tiếp tại các doanh nghiệp, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm. Đồng thời, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cuộc chơi chưa sòng phẳng

Câu chuyện sòng phẳng giữa các doanh nghiệp sữa với người tiêu dùng tiếp tục bị lờ đi khiến cơ quan quản lý nhà nước lại phải vào cuộc.

Tháng 6/2014, Quyết định 1079/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về áp trần giá sữa đã có hiệu lực. Theo đó, các hãng sữa đều phải kê khai giá bán buôn và bán lẻ tối đa, nhằm bình ổn giá sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Sau gần 6 tháng áp dụng chính sách áp trần giá sữa với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, đến nay đã có 503 mặt hàng sữa được đăng ký giá. Giá bán lẻ tại các thị trường cơ bản đã giảm, với mức từ 0,3-26%.

Tuy nhiên, xét các yếu tố cấu thành giá sữa, Bộ Tài chính cho rằng, vẫn có thể hạ được nữa nếu doanh nghiệp áp dụng các giải pháp giảm chi phí đầu vào như quảng cáo, khuyến mãi… Trước đây, mỗi khi thị trường nguyên liệu sữa thế giới biến động tăng, lập tức doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán, vậy mà khi thị trường có biến động ngược lại, khi giá nguyên liệu hạ, doanh nghiệp lại không có động thái giảm giá.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư