-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Đón dòng vốn vào nông nghiệp
Nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đổ vào nông nghiệp, lĩnh vực sẽ gặp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu khi CPTPP có hiệu lực, đã gia tăng đáng kể trong thời gian qua.
. |
Theo Báo cáo Đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP với Việt Nam, thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, do sức cạnh tranh còn yếu.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định, tình hình không đến mức quá quan ngại, bởi khi đàm phán, Việt Nam đã bảo lưu được lộ trình giảm thuế nhập khẩu tương đối dài cho các sản phẩm này (với một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm). Đây là khoảng thời gian để nguồn vốn vào các lĩnh vực này có thể thay đổi cục diện theo hướng tích cực hơn; cũng là thời gian để ngành nông nghiệp đẩy mạnh tái cơ cấu, thích ứng với cạnh tranh quốc tế ngay tại thị trường nội địa.
Thông tin tích cực đến từ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, khi 3 năm qua, khu vực nông nghiệp đã huy động được gấp 3 lần số doanh nghiệp vào đầu tư, tăng gấp 3 lần số hợp tác xã. Riêng năm 2018, hơn 10.000 tỷ đồng của các thành phần kinh tế đã chảy vào nông nghiệp.
Khi CPTPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ có thêm cơ hội đón các dòng vốn đầu tư mới từ các thị trường trước nay ít, thậm chí chưa có đầu tư tại Việt Nam.
Trong xu hướng chung đó, thời gian qua, các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt xuất khẩu, tổ chức chăn nuôi theo chuỗi giá trị, hay các nhà máy chế biến rau củ quy mô hàng ngàn tỷ đồng đã xuất diện dày đặc hơn.
Công ty TNHH Koyu & Unitek (liên doanh giữa Australia và Nhật Bản, đóng tại Khu công nghiệp Long Bình, tỉnh Đồng Nai) đã quyết định xây dựng thêm nhà máy mới có công suất 550 tấn/tháng, vì nhận thấy cơ hội xuất khẩu thịt gà rất lớn.
Tương tự, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam trong tháng 8 vừa qua đã công bố đầu tư Dự án Chế biến gà xuất khẩu - Tổ hợp khép kín từ nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trại gà bố mẹ, trại chăn nuôi gà thịt, nhà máy giết mổ, nhà máy chế biến. Giai đoạn đầu, Dự án có vốn đầu tư 250 triệu USD, công suất 50 triệu con/năm.
Bên cạnh đó, có 4 - 5 nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu quy mô hàng ngàn tỷ đồng/dự án đang trong quá trình xây dựng. Trong tháng 11 này, Nhà máy chế biến rau quả (vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng) do Công ty cổ phần Lavifood đầu tư tại tỉnh Tây Ninh cũng có kế hoạch đưa vào vận hành.
Sản xuất lớn để tăng năng lực cạnh tranh
Thảo luận tại tổ về phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Dũng (TP.HCM) cho rằng, cần đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp vì sản phẩm nông nghiệp của các quốc gia tham gia ký kết CPTPP đều có tính cạnh tranh rất mạnh.
“Công nghệ tiên tiến thì thế giới đã có, doanh nghiệp Việt có thể mua để nhận chuyển giao. Vấn đề ở đây là phải sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn”, đại biểu Nguyễn Việt Dũng nhấn mạnh.
Nhận thức rõ sức ép cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp khi CPTPP có hiệu lực, trong chiến lược phát triển, Lavifood tập trung đầu tư các dự án có số vốn hàng ngàn tỷ đồng, tổ chức sản xuất khép kín để tăng nhanh giá trị xuất khẩu.
Phân tích về cơ hội xuất khẩu của rau quả Việt, ông Phạm Ngô Quốc Thắng, Tổng giám đốc Lavifood cho rằng, xuất khẩu có thể đạt mốc kỳ tích hơn khi các doanh nghiệp bắt tay đầu tư những nhà máy chế biến quy mô và chuyên nghiệp.
Bởi vậy, ngoài nhà máy tại Long An, Tây Ninh, Lavifood đã hợp tác với Công ty Nông nghiệp và Thủy sản ILMI (Hàn Quốc) chuẩn bị đầu tư Nhà máy chế biến rau quả công suất 15.000 tấn thành phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng tại Khu công nghiệp VSIP (Hải Dương).
Đối với sản phẩm từ ngành chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn, sức ép cạnh tranh khi CPTPP có hiệu lực trong thời gian tới là không nhỏ, song cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh sản xuất chuỗi thịt heo chế biến và xuất khẩu.
Đơn cử, Công ty TNHH Biển Đông DHS vừa khánh thành tổ hợp sản xuất, chế biến thịt lợn lớn nhất tại miền Bắc nhằm xây dựng chuỗi đầu tư và phát triển khu chăn nuôi xanh để cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt lợn sạch có truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể thấy, mặc dù phải đối mặt với thách thức nhiều hơn khi CPTPP có hiệu lực, nhưng áp lực tái cơ cấu, chuyển đổi sang sản xuất lớn sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt nâng cao năng lực, thể hiện ở những con số thu hút đầu tư, những đồng ngoại tệ thu về từ xuất khẩu…
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025