Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 17 tháng 04 năm 2024,
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14
Cần hành động như thế nào để tận dụng lợi thế, hạn chế bất lợi khi CPTPP có hiệu lực
Thế Hải - 05/11/2018 21:20
 
ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, CPTPP đã được 6 quốc gia phê chuẩn, và sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, bởi vậy, chúng ta không cần mất nhiều thời gian để bàn nên hay không nên phê chuẩn Hiệp định mà cần phải làm rõ sẽ hành động như thế nào để tận dụng được lợi thế và biến thách thức thành cơ hội để hạn chế thấp nhất những tác động bất lợi.
ĐB Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, Cần cần phải hành động như thế nào để tận dụng được lợi thế và biến thách thức thành cơ hội khi CPTPP có hiệu lực.
ĐB Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, cần cần phải hành động như thế nào để tận dụng được lợi thế và biến thách thức thành cơ hội khi CPTPP có hiệu lực.

Ngày 05/11/2018, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường Quốc hội thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan; việc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết số 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Được biết, đến thời điểm hiện tại, đã có 6/11 quốc gia ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã phê chuẩn Hiệp định, bao gồm Mexico, Nhật Bản, Canada, New Zealand, Singapore, Australia. Nếu được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, Việt Nam là quốc gia thứ 7 phê chuẩn Hiệp định này.

Cho ý kiến về sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP, nhiều đại biểu đánh giá đây là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức cam kết sâu nhất từ trước tới nay.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) khẳng định, kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào thị trường nước ngoài. Khi tham dự Hiệp định CPTPP là cơ hội tốt để Việt Nam giữ đúng cam kết về thị trường của các nước thành viên.

"Chúng ta không cần mất nhiều thời gian để bàn nên hay không nên phê chuẩn hiệp định mà quan trọng nhất là cần phải làm rõ xem cần phải hành động như thế nào để tận dụng được lợi thế và biến thách thức thành cơ hội để hạn chế thấp nhất những tác động bất lợi mà Hiệp định có thể mang lại đối với Việt Nam", ĐB Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Phân tích lợi thế khi việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP, ĐB Hoàng Văn Cường cho rằng, chúng ta có ưu đãi khi phải tiến hành cắt giảm các dòng thuế chậm hơn so với các nước cũng như thời gian chuyển đổi kéo dài hơn.

Đại biểu Cường nêu ví dụ, phần lớn các nước có cam kết cắt giảm tỷ lệ thuế quan cho hàng hoá của Việt Nam rất cao như: Canada là 94% ngay lập tức sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực; Chile cắt giảm 95%; Nhật Bản cắt giảm là 86%;  Mexico 77% thuế quan cho hàng hóa Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam chỉ cắt giảm 66% thuế quan cho hàng hóa các nước vào Việt Nam và sau 3 năm mới tăng lên 66%, còn một số mặt hàng khác có thể kéo dài thời gian cắt giảm thuế quan từ 7-10 năm.

Điều này chứng tỏ Việt Nam có lợi thế hơn các nước không phải ở chỗ các dòng thuế cắt chậm, Việt Nam có nhiều thời gian hơn để thực hiện quá trình chuyển đổi cắt giảm các dòng thuế như cam kết trong Hiệp định CPTPP.

Theo Báo cáo đánh giá tác động của CPTPP, tham gia Hiệp định này, GDP của Việt Nam có khả năng tăng thêm 1,32% tính đến năm 2035, trong trường hợp đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ, GDP có thể tăng thêm 2,01%.

Với mức độ cam kết của các nước trong CPTPP, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông, thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng thêm 4,04% và nhập khẩu tăng thêm 3,8% vào năm 2035; tổng số việc làm tăng thêm hàng năm từ 20.000 đến 26.000 lao động.

ĐB Cường nêu: "vấn đề đặt ra cho chúng ta là với lệ lợi thế như vậy, liệu hàng hóa có thể tham gia vào được hay không để được hưởng lợi thế về cắt giảm thuế quan. Muốn tham gia được, rõ ràng hàng hóa cũng phải đảm bảo có sức cạnh tranh, đồng thời phải đủ điều kiện để được tham gia".

Trong thỏa thuận của Hiệp định CPTPP có một điều kiện để các hàng hóa được tham gia đó là quy tắc xuất xứ hàng hóa tính hàm lượng giá trị khu vực và được gọi là RVC (Regional Value Content), tính bằng giá trị hàng hóa trừ đi phần nguyên liệu mà không có xuất xứ trong khối trên tổng giá trị hàng hóa.

Đây có lẽ là điều thách thức rất lớn đối với các hàng hóa của chúng ta. Ví dụ, ngành dệt may chúng ta cho là ngành có lợi thế nhưng thực tế nguyên liệu xuất xứ của chúng ta phần lớn không nằm trong khối này, như vậy nếu tính tiêu chí về quy tắc xuất xứ, có khả năng chúng ta sẽ có nhiều sản phẩm dệt may không thỏa mãn các điều kiện để đưa vào trong khối.

"Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra hết sức cấp bách là phải có lộ trình nhanh chóng, sớm chuyển đổi các nguồn nguyên liệu đang nhập từ các nước mà không phải là các quốc gia trong khối để chuyển thành sản xuất nguyên liệu ngay tại trong nước hoặc nhập của các quốc gia trong khối này, khi đó chúng ta mới đảm bảo đủ điều kiện về quy tắc xuất xứ", ĐB Cường nhấn mạnh.

CPTPP mở rộng cánh cửa tương lai
Hôm nay (5/11), Quốc hội bắt đầu thảo luận về Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để chuẩn bị cho việc...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư