-
Hà Nội tổ chức 150 chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư trong năm 2024 -
Doanh nghiệp liên kết quảng bá thương hiệu OCOP -
Xuất khẩu đặt mục tiêu tăng trưởng 10-12% năm 2025 -
Hơn 1.000 mặt hàng góp mặt tại Tuần hàng Việt “Made in Vietnam 2024” -
Doanh nghiệp ráo riết kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc
Hàng hóa thiết yếu tại Big C Thăng Long, chiều 6/9. |
Sức mua hàng thiết yếu tăng cao
Lo ngại siêu bão Yagi đổ bộ, sáng ngày 6/9, nhiều người dân Hà Nội đổ xô đi mua sắm hàng hóa thiết yếu. Theo phản ánh tại nhiều siêu thị, chợ dân sinh, lượng hàng hóa bán ra cao gấp 2-3 lần ngày thường.
Đến chiều, quầy thịt và rau tại Siêu thị Winmart T2 Khu đô thị Time city đã "trống trơn" tủ thịt và rau. "Sức mua đã tăng mạnh từ sáng", nhân viên siêu thị này thông tin.
Đại diện chuỗi siêu thị WinMart cho biết, trong sáng 6/9, lượng hàng nhập về tăng từ 200-300%, lượng khách đến siêu thị mua sắm tăng mạnh 300% so với ngày thường.
Không chỉ tại hệ thống bán lẻ hiện đại, sức mua tại các chợ dân sinh cũng tăng mạnh gấp nhiều lần ngày thường.
Chiều 6/9, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công thương Hà Nội kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tại 2 siêu thị lớn là Winmart Royal City và và Big C Thăng Long trước khi siêu bão Yagi đổ bộ.
Tại siêu thị Big C Thăng Long, sáng 6/9, lượng khách hàng đến với siêu thị tăng đột biến, gấp khoảng 20 - 30 lần ngày thường. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ 12h đến 15h, lượng khách hàng đến siêu thị tăng cao, người mua hàng tập trung mua sắm các sản phẩm thiết yếu như rau, thịt, cá, trứng, rau củ quả…”.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Siêu thị Big C Thăng Long cho biết: "Để đảm bảo hàng hoá cung ứng kịp thời cho người tiêu dùng, liên tục từ 2 ngày hôm nay, Big C Thăng Long đã tăng lượng hàng hoá lên 300%. Trong đó tập trung vào các nhóm sản phẩm thiết yếu như rau củ quả, thịt cá…".
Tại siêu thị WinMart Royal City, đại diện siêu thị thông tin, để đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa đặc biệt là những sản phẩm thiết yếu, WinMart đã chủ động làm việc với nhà cung cấp qua đó dự trữ tăng thêm 30% các nhóm hàng thực phẩm tươi sống. Ngoài ra, WinMart đã sẵn có các nhóm thực phẩm khô, sản phẩm trữ mát và hàng đông lạnh phục vụ khách hàng.
Sức mua tăng cao nhưng các nhà bán lẻ khẳng định không thiếu hàng hóa.
Cùng với Winmart Royal City, toàn bộ chuỗi siêu thị WinMart vẫn duy trì thời gian hoạt động bình thường trong các trung tâm thương mại từ 8h sáng đến 22h và các siêu thị WinMart độc lập mở cửa từ 7h sáng đến 22h hàng ngày.
Về lượng hàng hóa chuẩn bị, đặc biệt là những sản phẩm thiết yếu, WinMart đã chủ động làm việc với nhà cung cấp và dự trữ tăng thêm 30% các nhóm hàng thực phẩm tươi sống. Công tác chuẩn bị và dự trữ hàng tại các kho trung tâm khu vực miền Bắc cũng được triển khai theo hướng tăng lượng hàng tồn tại các siêu thị, đảm bảo có đầy đủ hàng hóa và bình ổn giá phục vụ khách hàng.
Người dân không nên tích trữ nhiều hàng hóa
Bà Nguyễn Kiều Oanh, Phó giám đốc phụ trách Sở Công thương Hà Nội thông tin: "Trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân".
Để đảm bảo nguồn cung hàng hoá, sẵn sàng cung ứng cho người dân, Sở Công thương Hà Nội yêu cầu các siêu thị, doanh nghiệp, nhà phân phối… tăng lượng dự trữ các mặt hàng thiết yếu nên hiện nguồn hàng hóa trên thị trường rất dồi dào, giá cả ổn định.
"Người dân không cần quá lo lắng việc thiếu lương thực, thực phẩm và không nên tích trữ quá nhiều hàng hóa", bà Oanh nói.
Bên cạnh đó, công tác bình ổn giá cả cũng được Sở Công thương yêu cầu các kênh phân phối nghiêm túc triển khai. Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội cũng liên tục vào cuộc kiểm tra việc cung ứng và giá cả hàng hoá nên không lo ngại việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Theo ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): "Bộ đã ban hành Công điện số 6751/CĐ-BCT về việc ứng phó khẩn cấp với bão Yagi, trong đó đã chỉ đạo các Sở Công thương các địa phương có ảnh hưởng của bão thực hiện các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đảm bảo không đứt gãy nguồn cung trong bất cứ tình huống nào".
Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công thương chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa, lũ để có phướng án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.
“Hiện nay, hàng hoá được doanh nghiệp các địa phương chuẩn bị đảm bảo phục vụ cho người tiêu dùng trước, trong và sau bão, do đó, Bộ Công Thương khuyến cáo người dân không nên hoang mang, lo lắng đi mua, tích trữ quá nhiều hàng hoá so với nhu cầu trong vài ngày sắp tới”, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
-
Doanh nghiệp ráo riết kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Việt Nam tự chủ nhiều loại vaccine thú y quan trọng -
Tăng cường xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt gần hơn với người tiêu dùng -
Khảo sát của Herbalife tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương: 8 trên 10 người Việt mong nâng cao năng lực kinh tế -
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc -
Bách Hoá Xanh lên tiếng vụ bán giá đỗ "ngậm" hoá chất ở Đắk Lắk -
Giá xăng dầu ngày 26/12 đồng loạt giảm
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 1)
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu