Dịch bệnh Covid-19 cùng giãn cách xã hội khiến cao điểm mùa ĐHCĐ 2020 đến muộn và chu kỳ trả cổ tức của các doanh nghiệp cũng muộn theo. Cuộc đua săn cổ tức giờ mới bắt đầu nhộn nhịp.
Vui vì nhận cổ tức khủng, nhưng cũng có không ít trăn trở, “chia hết” thì doanh nghiệp hoạt động kiểu gì, tiền đâu mà chia và không có kế hoạch đầu tư gì cho tương lai hay sao?
Căng thẳng xung quanh vấn đề Hồng Kông có thể sẽ tác động xấu đến quan hệ thương mại Mỹ-Trung được cho là một trong những lý do khiến TTCK Mỹ giảm điểm mạnh phiên cuối tuần qua.
Các doanh nghiệp lớn, hoạt động kinh doanh ổn định thường duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt, nhưng trong số đó có những doanh nghiệp đang phải thay đổi kế hoạch chi trả.
Khó có thể phủ nhận, đầu cơ theo giá đầu vào giảm là một trong những chiến lược phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán. Tính hấp dẫn của trường phái này là ở khả năng tạo ra những biến động lớn tới giá cổ phiếu trong một thời gian rất ngắn. Những biến động này thường thu hút dòng tiền rất nhanh và mạnh.
Luật sư Phùng Anh Tuấn, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, nếu không có chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trong bối cảnh khó khăn hiện nay thì rất dễ dẫn tới xu hướng bán tháo, rời bỏ thị trường, tác động trực tiếp tới các công ty niêm yết cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường hiện nay, những doanh nghiệp có lịch sử chi trả cổ tức tốt cũng không chắc đã duy trì được chính sách cổ tức.
Trong bài viết mới đây, một chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về kinh doanh và đầu tư đã khẳng định, việc đầu tư giá trị là phải nắm giữ dài hạn. Bài viết ấy được hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận ủng hộ. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hẳn là luôn luôn đúng.