-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Hệ quả khó lường của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế thế giới và trong nước khiến nhiều doanh nghiệp không chỉ lên kế hoạch kinh doanh thận trọng, mà đồng thời phải củng cố các nguồn lực để đối phó với khó khăn phía trước, ngay cả với các doanh nghiệp lớn.
Trên sàn HOSE, các doanh nghiệp có giá trị vốn hoá lớn nhất hiện nay tập trung vào ngành ngân hàng, bất động sản, tiêu dùng.
Với ngành ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặt biệt là chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức họp đại hội đồng cổ đông, trước mắt không chia cổ tức tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.
Như vậy, các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết có khả năng sẽ không chia cổ tức tiền mặt năm 2019, mà phải dành nguồn lực nhằm hỗ trợ các khách hàng vượt qua khó khăn, cũng như tăng tỷ lệ tiền mặt để đề phòng trường hợp xấu.
Tương tự, nhóm cổ phiếu họ Vingroup gồm Tập đoàn Vingroup - CTCP (VIC), Công ty cổ phần Vinhomes (VHM), Công ty cổ phần Vincom Retail (VRE) đều không thực hiện chia cổ tức năm 2019, mà giữ toàn bộ lợi nhuận để bổ sung vốn kinh doanh.
Trước đó, năm 2018, VHM chia cổ tức tiền mặt 10%, VRE chia cổ tức tiền mặt 10,5%. Tính đến 31/3/2020, VIC, VHM và VRE có lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng lần lượt là 12.186,1 tỷ đồng, 5.008,3 tỷ đồng và 2.143,3 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL) mặc dù đã lên kế hoạch cổ tức năm 2019 là 20% bằng tiền hoặc cổ phiếu, kết quả kinh doanh trong năm qua ghi nhận lợi nhuận 3.387,3 tỷ đồng, tăng gần 4% so với năm 2018, nhưng vừa qua quyết định không chia cổ tức năm 2019.
Năm 2020, NVL đặt kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu tăng 36% và lợi nhuận tăng 8%, lần lượt là 14.877 tỷ đồng và 3.650 tỷ đồng, nhưng không lên kế hoạch chia cổ tức.
Tính tới 31/3/2020, NVL có 4.338,5 tỷ đồng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chiếm 4,7% tổng tài sản của doanh nghiệp.
Ngược lại, một số doanh nghiệp khác vẫn duy trì chính sách chi trả cổ tức bằng tiền. Chẳng hạn, Công ty cổ phần FPT (FPT) chi trả cổ tức năm 2019 ở mức 20% bằng tiền mặt như kế hoạch đầu năm và lên kế hoạch cổ tức 20% trong năm 2020.
Hay Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) đã quyết định chia cổ tức năm 2019 là 16%. Thậm chí, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (GAS) dự kiến cổ tức 30% năm 2019 nhưng quyết định chia 45% và lên kế hoạch cổ tức năm 2020 là 30%/năm.
Thực tế, các doanh nghiệp như GAS, FPT, REE đều có hoạt động kinh doanh ổn định, lượng tiền mặt lớn. Tính tới 31/3/2020, lượng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn của GAS lên tới 31.168,5 tỷ đồng, chiếm 47,6% tổng tài sản, việc chia cổ tức 45% ước tính chỉ tốn 8.613 tỷ đồng.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh nhờ độc quyền phân phối khí vẫn duy trì dòng tiền đều về cho doanh nghiệp.
Đối với REE, Công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thiết yếu như điện, nước, cho thuê văn phòng, với dòng tiền đều.
Tính tới 31/3/2020, lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng ngắn hạn và dài hạn của REE là 3.174,8 tỷ đồng, chiếm 16,2% tổng tài sản. Còn tại FPT, tính tới cuối quý I/2020, khoản mục này của Công ty là 10.834,9 tỷ đồng, chiếm 31,5% tổng tài sản.
Một số doanh nghiệp chi trả cổ tức cao trong thời gian qua như Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB), với mức chia 25%, tương ứng 233 tỷ đồng vào ngày 28/4/2020, dù tính tới ngày 31/3/2020, doanh nghiệp chỉ có 143,9 tỷ đồng tiền mặt. Việc chia cổ tức tiền mặt này có thể khiến lượng tiền tại quỹ của doanh nghiệp giảm mạnh trong báo cáo quý II/2020.
Tại Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC), doanh nghiệp trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch cổ tức 75%, thay cho kế hoạch đề ra hồi đầu năm là 24%.
Ước tính, doanh nghiệp sẽ chi trả 254,25 tỷ đồng cổ tức cho các cổ đông. Được biết, tính tới 31/3/2020, TAC có 417,4 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Nhiều ý kiến cho rằng, tuỳ vào sức khoẻ tài chính và triển vọng dòng tiền mà doanh nghiệp có thể thay đổi kế hoạch cổ tức, thậm chí chính sách chi trả cổ tức.
Trong bối cảnh hiện tại, việc không chia cổ tức, giữ lại tiền mặt sẽ giúp doanh nghiệp có thêm sức mạnh tài chính để vượt qua các khó khăn, thách thức. Nếu doanh nghiệp không có kế hoạch dự phòng, đặc biệt là tiền mặt sẽ dễ dẫn tới tình trạng thiếu hụt vốn lưu động, qua đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, với cổ đông đại chúng, chứng kiến nhiều doanh nghiệp khác trả cổ tức cao mà doanh nghiệp mình đầu tư không trả cổ tức, cũng không khỏi thắc mắc, ngậm ngùi.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025