
-
Vàng tiếp tục lập đỉnh mới, vàng SJC chạm mốc 111 triệu đồng/lượng
-
Nhiều ngân hàng phát hành cổ phiếu ESOP trong năm 2025
-
Eximbank đề xuất room ngoại ở mức dưới 6%
-
TPBank Premier Banking thu hút giới tinh hoa với loạt đặc quyền trải nghiệm
-
15 ngân hàng triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ cho vay nông, lâm, thủy sản
Phải dùng nguồn lực tài chính thực
Theo TS. Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Trường đại học Fulbright Việt Nam, để tái cấu trúc thành công ngân hàng yếu kém, phải dùng nguồn lực tài chính thực (từ Nhà nước, hoặc từ nhà đầu tư tư nhân mới). Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò “người cho vay cuối cùng” để đảm bảo thanh khoản và ngăn chặn rủi ro đổ vỡ mang tính hệ thống.
“Nói cách khác, cần một hệ thống thanh tra/giám sát mang tính hợp nhất cao hơn để phát hiện và ngăn chặn các hành vi không tuân thủ trên cả hoạt động ngân hàng và chứng khoán (tức là trên cả thị trường tiền tệ và thị trường vốn)”, ông Thành nhấn mạnh.
Hiện tất cả ngân hàng thương mại cổ phần, nếu không niêm yết, thì phải công bố báo cáo tài chính định kỳ, trừ các ngân hàng liên doanh nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều ngân hàng yếu kém không công bố báo cáo tài chính.
Các ngân hàng sau khi được chuyển giao bắt buộc sẽ đổi tên. Đây là hình thức chuyển đổi ngân hàng số mà không xóa giấy phép ngân hàng. Đây là kinh nghiệm Indonesia đã làm. Động thái chuyển ngân hàng số cho thấy giá trị thương hiệu của các ngân hàng không còn, mà chỉ còn mỗi giá trị giấy phép, các khoản nợ xấu cũng đã mất vốn.
Cần giảm sở hữu chéo, lợi ích nhóm
Phát biểu tại Hội thảo Tái cơ cấu ngân hàng, làm sao đạt hiệu quả tối đa, tổ chức tại TP.HCM vào cuối tuần trước, TS. Nguyễn Xuân Thành cho rằng, sở dĩ một số ngân hàng cổ phần rơi vào tình trạng yếu kém là do bị thao túng bởi một nhóm cổ đông nắm tỷ lệ sở hữu lớn để tạo sự kiểm soát chi phối thông qua cấu trúc sở hữu chéo. Cơ cấu sở hữu chéo giúp vô hiệu hóa các quy định về đảm bảo hoạt động an toàn. Ngân hàng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và dự án trong “hệ sinh thái” không có hiệu quả và tín dụng trở thành nợ xấu. Từ đó, các ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu.
Nhìn vào lịch sử tái cơ cấu những ngân hàng thương mại yếu kém từ năm 2011 đến nay, có thể thấy các hình thức tái cơ cấu như: sáp nhập, hợp nhất, tham gia của nhà đầu tư mới, chuyển giao bắt buộc. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, quá trình tái cơ cấu một số ngân hàng không thành công khi có sự tham gia của nhà đầu tư, như Tập đoàn Thiên Thanh tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng, hay Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tham gia tái cơ cấu SCB. Họ không có nguồn tiền thực, mà dùng vốn của chính ngân hàng đó huy động để phục vụ cho “sân sau” của mình, hay nói cách khác là tăng vốn ảo, dẫn đến rủi ro cao.
Ở giai đoạn sau, một số ngân hàng thực hiện tái cơ cấu thành công, như trường hợp của TPBank.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng chỉ ra, vấn đề lợi ích nhóm tác động lớn nhất đến ngân hàng yếu kém, nhất là nhóm lợi ích bất động sản. Hầu hết vụ án về ngân hàng đều liên quan đến bất động sản, cổ đông lớn của các ngân hàng là đại gia bất động sản. Vì thế, trong tái cơ cấu ngân hàng hiện nay, cần loại trừ sở hữu chéo, lợi ích nhóm.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC cho rằng, chuyển giao bắt buộc để cơ cấu lại ngân hàng thương mại là một khái niệm đã có trong Luật Các tổ chức tín dụng từ năm 2017, nhưng cuối năm 2024 mới được áp dụng lần đầu tiên trên thực tế.
Với quá trình chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng OceanBank, CBBank, DongA Bank và GPBank, các ngân hàng trên được tổ chức dưới mô hình công ty TNHH một thành viên và 100% vốn thuộc sở hữu của 4 ngân hàng thương mại cổ phần. Theo chuyên gia, việc chuyển giao bắt buộc trước mắt là để giải cứu khó khăn kéo dài, ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ, còn trong tương lai, mua bán - sáp nhập (M&A) hay tái cổ phần hoá, cần giữ cố định mô hình ngân hàng mẹ - con một chủ, không nên tiếp tục chuyển giao bắt buộc ngân hàng.

-
Tái cơ cấu sau chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém -
15 ngân hàng triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ cho vay nông, lâm, thủy sản -
SHB đồng hành cùng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới -
Tín dụng không suy giảm nhờ cho vay hạ tầng tăng tốc, song rủi ro nợ xấu sẽ tăng -
Tỷ giá USD quay đầu tăng, đồng euro vẫn neo cao gần 30.160 VND/EUR -
Giá vàng miếng SJC tiến tới 108 triệu đồng/lượng khi vàng quốc tế neo cao -
Vàng quốc tế tăng thẳng đứng, giá vàng miếng SJC đạt mốc 107 triệu đồng/lượng
-
CMC tại WIS 2025: Bước tiến chiến lược trong hành trình Go Global
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Doanh nghiệp chung tay đưa điện mặt trời đến vùng cao
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí