Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tái diễn chiêu lừa đảo “thuê bao nợ cước điện thoại”
P.Phương (ANTĐ) - 17/04/2015 14:30
 
Hàng chục tin nhắn thông báo trúng thưởng, tin nhắn quảng cáo mỗi ngày được gửi đến số di động của anh Huyên. Không những thế, gần đây gia đình anh còn liên tục nhận được các cuộc gọi “thông báo” rất không bình thường, có dấu hiệu lừa đảo.

Quá bức xúc về sự việc trên, anh Nguyễn Quang Huyên (trú tại 12/76 đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội) đã gọi điện phản ánh sự việc qua đường dây nóng báo An ninh Thủ đô điện tử. 

Khi tiếp xúc trực tiếp với phóng viên, anh Huyên bức xúc kể lại: “Mấy ngày nay, gia đình chúng tôi liên tiếp nhận được những cuộc gọi thông báo nợ cước điện thoại có nội dung: Thuê bao quý khách đang sử dụng hiện nợ cước 8.200.000 đồng. Đề nghị quý khách phải thanh toán ngay không chúng tôi sẽ ngừng cung cấp dịch vụ”. 

Rất may, anh Huyên đủ tỉnh táo để nhận ra đây chính là chiêu trò lừa đảo, anh trả lời đối phương là gia đình anh chưa từng nợ cước và sẽ báo Công an nếu tiếp tục gọi điện làm phiền. Biết không thể lừa được anh Huyên đối phương chuyển hướng sang đầu số khác.

Được biết gia đình anh Huyên hiện đang sử dụng hai số điện thoại cố định, một số là số nhà riêng và một số là số công ty (trụ sở tại nhà). Khoảng 2h sau khi gọi vào số nhà riêng, công ty anh lại nhận được cuộc gọi với nội dung tương tự từ đầu số 0065283179 (do điện thoại cố định của công ty anh có hiển thị số người gọi đến). 

Anh Huyên cho biết, anh có gọi điện phản ánh sự việc với phòng giao dịch của VNPT thì nhận được câu trả lời: nhà mạng đã gửi thông báo cho các thuê bao di động cảnh báo về việc lừa đảo và thông báo trên trang web. Tuy nhiên, theo anh Huyên, việc làm trên là không khả thi, bởi cá nhân anh phải nhận 20-30 tin nhắn “rác” mỗi ngày thì việc tin nhắn cảnh cáo của nhà mạng nhiều khi cũng bị coi là tin “rác”, bị bỏ qua thậm chí xoá bỏ mà không đọc.

Anh Huyên cũng cho biết, việc dòng cảnh báo nhỏ và ở cuối trang, người dùng sẽ không để ý đến
Anh Huyên cũng cho biết, việc dòng cảnh báo nhỏ và ở cuối trang, người dùng sẽ không để ý đến


Trên thực tế, hình thức lừa đảo bằng chiêu lừa nợ cước điện thoại không mới và đã xuất hiện cách đây một, hai năm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng... trước khi bị dập tắt. Tuy nhiên, sau một thời gian lắng xuống, các đối tượng lừa đảo lại nghĩ ra các chiêu trò mới, với hình thức áp dụng không hề thay đổi. 

Vậy nguyên nhân do đâu mà các đối tượng lừa đảo lại dễ dàng thực hiện được mục đích của mình như vậy? 

Thứ nhất: Các đối tượng lừa đảo nắm bắt được sự thiếu cảnh giác, thiếu thông tin của người dân. Cụ thể, việc các nhà mạng gửi tin nhắn cảnh báo đến các thuê bao di động như hiện nay, những người không sử dụng di động hoặc sử dụng di động nhưng mặc định coi nó như tin “rác” như anh Huyên thì cảnh báo cũng bằng không. Hơn nữa không phải ai cũng có và thành thạo việc sử dụng điện thoại di động, nên việc gửi tin nhắn cảnh báo đến các số thuê bao cũng không mang lại hiệu quả cao.

Thứ hai: Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và đánh vào tâm lý “cầu may”, lòng tham của một bộ phận người dân.

Đối tượng lừa đảo sử dụng ảnh bạn bè anh Huyên trên facebook để gửi tin nhắn lừa đảo
Đối tượng lừa đảo sử dụng ảnh bạn bè anh Huyên trên facebook để gửi tin nhắn lừa đảo


Thứ ba: Cơ quan chức năng không quản lý chặt (nếu không muốn nói là thả lỏng) các đầu số dịch vụ. Để thu hút người sử dụng, thay vì quảng bá hợp pháp, các đối tác cung cấp nội dung của nhà mạng đã gửi tin nhắn rác, hoặc tạo ra các cuộc gọi lỡ, nhằm lừa người sử dụng nhắn tin, gọi điện đến đầu số thu phí để thu lời. Trường hợp phát tán ứng dụng chứa mã độc là nguy hiểm hơn bởi việc gửi tin nhắn được thực hiện tự động mà người sử dụng không hề hay biết.

Do vậy, người dùng nên cảnh giác với những hình thức lừa đảo qua điện thoại và liên hệ với các phòng giao dịch mạng điện thoại mà mình sử dụng để xác nhận lại thông tin, đồng thời không cung cấp thông tin cá nhân khi được yêu cầu cũng như không thực hiện theo các yêu cầu từ những cuộc gọi lạ vì rất có thể thủ phạm sẽ lừa người dùng gọi vào các tổng đài tự động thu phí.

Hàng loạt giáo viên 'dính bẫy' lừa đảo qua mạng
Tra cứu số điện thoại từ các trang web giáo dục, Đinh Văn Thái (SN 1992) trú tại xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã lừa nhiều giáo...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư