-
Giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho y tế học đường -
VNPT MOOC: Giải pháp học tập toàn diện trong kỷ nguyên số -
Đa dạng gian hàng ẩm thực và tài chính số tại Flavors Festival 2024 -
Quảng Trị hợp tác OSB phát triển thương mại điện tử -
Ra mắt sàn thương mại điện tử nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam -
Mở rộng đối tượng cấp học bổng Chương trình Phát triển nhân tài số
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tại Hội thảo khoa học đánh giá Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức chiều 11/11.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. |
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó giao Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm vụ “Tập trung xây dựng, thúc đẩy các hoạt động ứng dụng, nghiên cứu phát triển, chuyển giao các công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.
Ngày 17/9/2018, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế để tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Toàn cảnh Hội thảo. |
Sau hơn 4 năm triển khai, với nỗ lực của Ban Chủ nhiệm Chương trình và các đơn vị chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình đã nhận được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, tổ chức, doanh nghiệp và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy vậy, việc triển khai Chương trình cũng gặp nhiều vướng mắc, đòi hỏi cần có sự đánh giá nghiêm túc để định hướng cho việc triển khai giai đoạn tới.
Đánh giá về các chương trình khoa học trọng điểm, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM Vũ Hải Quân cho biết, thực tế số lượng các đề tài từ Đà Nẵng trở vào Nam tham gia chương trình còn khiêm tốn. Tuy nhiên, năng lực nghiên cứu, khả năng thu hút đầu tư xã hội của các viện trường phía Nam và số sản phẩm đạt giải cao ở khu vực này lại rất lớn, phát triển sôi động. Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất cần cải tiến thủ tục hành chính để các nhà khoa học có thể nộp hồ sơ trực tuyến.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đề nghị khung Chương trình giai đoạn tới tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0 mà Việt Nam có lợi thế để hỗ trợ phát triển và đổi mới các mô hình quản trị, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức trong các lĩnh vực ưu tiên cần chuyển đổi số.
Để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình, Bộ trưởng đề nghị cần có các nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động, xây dựng và cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
“Tôi đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ và Ban Chủ nhiệm tiếp thu nghiêm túc các ý kiến hôm nay để tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình cho giai đoạn tới, trước mắt là việc hoàn thiện Khung Chương trình kéo dài đến năm 2030 để trình ban hành trong năm 2023,” Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng tập trung thảo luận các nội dung trọng tâm của Chương trình cho giai đoạn tới. Đồng thời nghe báo cáo tham luận về ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tích hợp dữ liệu địa chất, đánh giá triển vọng của dầu khí; Giới thiệu hệ thống giám sát và cảnh báo chất lượng không khí trên cơ sở thu nhận tích hợp dữ liệu đa nguồn, thí điểm cho một đô thị lớn; Ứng dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo hỗ trợ tầm soát trước sinh cho một số bất thường hay gặp tại Việt Nam.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, AI là một trong những lĩnh vực công nghệ nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng được quan tâm phát triển trên quy mô lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Trung Quốc...
-
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo động lực phát triển kinh tế số và đột phá công nghệ cho Việt Nam -
Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - Cơ chế thử nghiệm thúc đẩy đổi mới sáng tạo đột phá -
Thương mại điện tử đạt doanh thu 25 tỷ USD -
Tầm nhìn đến 2045, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
-
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong sử dụng ứng dụng iHanoi -
Một số chỉ tiêu về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030 -
Giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho y tế học đường -
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia -
SandboxVN ra mắt phần mềm quản trị tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số -
VNPT MOOC: Giải pháp học tập toàn diện trong kỷ nguyên số -
Dòng vốn công nghệ cao đang đổ về TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/1 -
2 Bổ sung vào quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen và Vân Phong -
3 Kỳ vọng nâng hạng thị trường có thể đẩy VN-Index năm 2025 lên trên 1.600 điểm -
4 Từ ngày 15/1/2025, nhà đầu tư có thể lựa chọn thủ tục đầu tư đặc biệt -
5 Vàng vững mốc 2.600 USD/ounce, tỷ giá trung tâm khép lại năm 2024 tăng chưa đến 2%
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM
- VitaDairy được vinh danh Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á tại APEA 2024
- MarsConnect: Bước đột phá trong quản lý tài chính cá nhân nhờ AI
- Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024