
-
Cầu vốn vay mua nhà sẽ trở lại khi mặt bằng lãi suất ổn định
-
Tín dụng chính sách xã hội ổn định sau sáp nhập
-
Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng
-
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025
-
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng -
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái
![]() |
Tăng tốc cuối năm
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến ngày 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023, tập trung vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Riêng tại địa bàn TP.HCM, tính đến cuối tháng 11/2024, tổng dư nợ tín dụng đạt 3.828 ngàn tỷ đồng, tăng 1,14% so với tháng trước, tăng 8,1% so với cuối năm 2023 và tăng 12,5% so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN TP.HCM cho hay, diễn biến tăng trưởng tín dụng của Thành phố trong những tháng gần đây phù hợp với xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế. Trong quá trình đó, nhu cầu vốn cho sản xuất - kinh doanh, thương mại dịch vụ, tiêu dùng tăng, trở thành yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong tháng cuối cùng của năm.
Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 tổ chức mới đây, lãnh đạo BIDV cho hay, dự kiến kết thúc năm 2024, ngân hàng này sẽ có quy mô tổng tài sản vượt mốc 2,6 triệu tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt gần 2 triệu tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 14%. Vietcombank cũng cho biết, năm 2024, tăng trưởng tín dụng dự kiến ở mức 13%, đạt quy mô trên 1,4 triệu tỷ đồng, tổng tài sản gần 2 triệu tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1%.
Tương tự, VietinBank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt nhất, khi tính đến hết tháng 11/2024, tổng tài sản ước đạt hơn 2,3 triệu tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2023; tín dụng tăng trưởng 14,2% so với năm 2023; nguồn vốn huy động đạt gần 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 11,3% so với cuối năm 2023.
Lãnh đạo Agribank cho hay, dự kiến đến hết năm 2024, tổng tài sản của Ngân hàng tăng 7,9% so với năm 2023; nguồn vốn đạt 2 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm; dư nợ đạt trên 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023; nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu nội bảng khoảng 1,6%, lợi nhuận trước thuế tăng 8%...
Nhằm thúc đẩy tín dụng, NHNN đã chủ động thực hiện hai lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng trong năm 2024 theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai. Theo đó, NHNN tiếp tục cấp bổ sung hạn mức tín dụng cho các ngân hàng đã sử dụng từ 80% hạn mức được cấp, đây là lần cấp hạn mức tín dụng bổ sung thứ 2 trong năm, với quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%.
Nỗ lực kéo giảm lãi suất cho vay
Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho hay, năm 2024, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo ở mức cao, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, yêu cầu tổ chức tín dụng báo cáo và công bố công khai mức lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi, cho vay bình quân trên trang thông tin điện tử tổ chức tín dụng.
Theo ông Phạm Toàn Vượng, Tổng giám đốc Agribank, Ngân hàng đã triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, NHNN. Đến ngày 30/11, Agribank đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ trên 55.000 tỷ đồng (gốc, lãi) cho 7.300 khách hàng; dư nợ còn lại 25.000 tỷ đồng với hơn 3.000 khách hàng.
Sau bão số 3 gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, Agribank đã thực hiện ngay việc giảm từ 0,5- 2%/năm lãi suất cho vay; miễn, giảm 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả trong thời gian từ ngày 6/9 đến 31/12/2024 đối với dư nợ hiện hữu; giảm 0,5%/năm lãi suất đối với khoản vay mới phát sinh từ ngày 6/9 đến hết năm 2024. Đến ngày 30/11, dư nợ được giảm lãi suất hỗ trợ hơn 39.000 tỷ đồng, số tiền lãi hỗ trợ là 30 tỷ đồng với 25.000 khách hàng...
Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại, đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm khoảng 0,96%/năm so với cuối năm 2023. Trong Báo cáo triển vọng ngân hàng năm 2025, Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS) chỉ rõ, lãi suất cho vay đã giảm về mức thấp kỷ lục trong quý III/2024. Theo dữ liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính của 27 ngân hàng niêm yết, lãi suất cho vay trung bình đã giảm khoảng 2,7 % từ mức đỉnh của quý I/2023.
Các chuyên gia tích dự báo, việc lãi suất huy động điều chỉnh tăng trở lại từ quý II/2024 có độ trễ 3 - 6 tháng để phản ánh vào lãi suất cho vay. Do đó, mặt bằng lãi suất cho vay đi ngang trong quý IV/2024 và dự đoán trong năm 2025 sẽ tăng tiếp, nhưng ở mức thấp, chứ không quá mạnh như nửa cuối năm 2024.
VCBS dự đoán lãi suất cho vay tăng thêm 0,5-0,7% vào năm 2025 trong bối cảnh kinh tế hồi phục và nhu cầu tín dụng mạnh mẽ hơn. NHNN cũng chia sẻ, việc điều hành lãi suất hiện nay gặp không ít khó khăn do áp lực từ thị trường quốc tế và tình hình trong nước. Nếu lãi suất cho vay giảm mạnh, tỷ giá có nguy cơ tăng cao, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô và tâm lý lo ngại cho nhà đầu tư nước ngoài…

-
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025 -
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng -
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị” -
Cake by VPBank và hành trình xây dựng ngân hàng số theo định hướng tài chính toàn diện -
Vàng thế giới hồi phục, giá SJC niêm yết 120,8 triệu đồng/lượng -
Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng