-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Tăng trưởng kinh tế được nhận diện dưới các góc độ khác nhau, trên cơ sở so sánh nhiều mặt.
Thứ nhất, so sánh với một số tác động trong lịch sử, kinh tế Việt Nam có nguy cơ bị tác động chậm hơn và kéo dài hơn.
Cụ thể, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực năm 1997 xảy ra khi Việt Nam đã tăng trưởng khá cao 6 năm liên tục trước đó (đều tăng trưởng trên 8%). Việt Nam không bị rơi vào “vòng xoáy” của cuộc khủng hoảng này (không bị tăng trưởng âm), nhưng tăng trưởng đã bị chậm lại (năm 1998 tăng 5,76%, năm 1999 tăng 4,77%).
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 diễn ra khi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức khá cao, liên tục trong một số năm (từ 7% trở lên). Việt Nam cũng không bị rơi vào “vòng xoáy” của cuộc khủng hoảng này, nhưng tăng trưởng chậm lại (năm 2009 tăng 5,32%...).
Năm 2019, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,02%. Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, nhưng Việt Nam cũng không bị rơi vào suy thoái, mà vẫn nằm trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương (2,91%). Tuy nhiên, quý III/2021, kinh tế giảm sâu (-6,17%), nên 9 tháng chỉ tăng 1,42% và khả năng cả năm nay tăng rất thấp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tăng 3-3,5%, WB dự báo tăng 2-2,5%).
Như vậy, khi có tác động lớn từ biến động bên ngoài, GDP của Việt Nam không bị suy thoái ngay, mà thường tăng chậm lại trong những năm sau đó. Hiện tượng này cần được quan tâm đặc biệt để tránh lặp lại tính chu kỳ như vậy.
Thứ hai, dưới góc độ so với các chỉ tiêu chủ yếu khác, thì tăng trưởng GDP thuộc nhóm 4/12 chỉ tiêu năm 2021 không hoàn thành: tăng trưởng (3-3,5% so với 6%); GDP bình quân đầu người (3.660 - 3.680 USD so với 3.700 USD); tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng (ước 32% so với 44-47%); giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (giảm 0,5-1 điểm phần trăm so với giảm 1-1,5 điểm phần trăm).
Trong khi đó, nhiều chỉ tiêu đạt hoặc vượt mục tiêu, như CPI, tốc độ tăng năng suất lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ dân cư thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cung cấp nước sạch tập trung, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn hoạt động đô thị…
Thứ ba, so sánh với tăng trưởng của các nước có xu hướng cao lên theo dự báo của WB, như kinh tế thế giới tăng 5,9%; các nước phát triển 5,2% (trong đó Mỹ 6%); khu vực đồng euro 5%; các thị trường mới nổi và các nền kinh tế mới nổi như Nga 4,7%, Trung Quốc 8%, Ấn Độ 9,5%...
Với thực tế như vậy, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện nay, cần có giải pháp quyết liệt.
Trước hết là đầu vào, bao gồm vốn đầu tư, lao động và các chỉ tiêu có liên quan.
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Về số lượng, trong 9 tháng, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP (đánh giá lại) ở mức 31,2% - tuy thấp hơn tỷ lệ/GDP chưa đánh giá lại (năm 2020 là 27,5%), song vẫn phải tăng đầu tư công, tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài. Quan trọng hơn là nâng cao hiệu quả đầu tư - tức là giảm Hệ số hiệu quả sử dụng vốn (ICOR). Muốn giảm ICOR, phải có quy hoạch tốt, tránh dàn trải, đẩy nhanh thi công, giảm lãng phí thất thoát…
Lao động và việc làm đang gặp nhiều khó khăn, do thất nghiệp, thiếu việc làm tăng vì Covid-19.
Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng GDP năm 2021 giảm so với những năm trước và không đạt được mục tiêu đề ra. Để tăng tỷ trọng của TFP, có nhiều việc phải làm, như tăng tỷ trọng chi ngân sách cho khoa học - công nghệ, đặc biệt là kinh tế số.
Ở đầu ra, yếu nhất là tiêu thụ trong nước bị giảm sâu. Đã thế lại còn tiêu thụ từ nhập khẩu (hàng hóa chuyển từ xuất siêu lớn sang nhập siêu; dịch vụ nhập siêu tăng). Trong đó có kim ngạch không nhỏ là gian lận thương mại về xuất xứ - chẳng những làm giảm thị phần của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, mà còn ảnh hưởng đến các quan hệ buôn bán với các thị trường khác hay điều hành tỷ giá của Việt Nam.
Khó khăn, thách thức ở đầu ra đòi hỏi phải có thêm gói kích cầu tiêu dùng, gói kích cung hỗ trợ sản xuất trong nước, đồng thời kiểm soát nhập khẩu tốt hơn.
-
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025