-
Sửa các luật về đầu tư: Đã đột phá, nhưng cần thoáng hơn nữa -
Trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy hơn 22.450 tỷ đồng -
Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam với Chile, Peru phát triển năng động, hiệu quả -
ĐBQH lo ngại thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại một kỳ họp là quá gấp rút -
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing -
Thủ tướng: Tạo đột phá cho hợp tác CLMV để bắt kịp, tiến cùng và vươn lên
Giải ngân vốn đầu tư công không chỉ là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng mà còn góp phần quan trọng tạo việc làm, thu nhập cho người lao động |
Điều này càng trở nên quan trọng hơn, bởi số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy, qua 9 tháng, giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước mới đạt 47,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn tỷ lệ giải ngân của cùng kỳ năm 2020 (56,33%). Trong đó, vốn trong nước đạt 51,71% (cùng kỳ năm 2020 là 60,88%), vốn nước ngoài đạt 12,69% (cùng kỳ năm 2020 đạt 21,65%). Tỷ lệ này là khá thấp, nhất là với phần vốn nước ngoài.
Thậm chí, theo số liệu tổng hợp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, mới có 4 bộ và 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 60%. Ngược lại, có tới 46/50 bộ, cơ quan trung ương và 52/63 địa phương đến hết tháng 9/2021 mới giải ngân được dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã giao từ đầu năm 2021. Đặc biệt, có đơn vị cho tới giờ này vẫn chưa giải ngân được đồng nào.
Thực tế trên khiến Thủ tướng Chính phủ rất sốt ruột.
Lý do là giải ngân vốn đầu tư công không chỉ là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, mà còn góp phần quan trọng tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Năm ngoái, chủ yếu nhờ giải ngân đầu tư công đạt trên 95%, nên kinh tế Việt Nam mới có được tốc độ tăng trưởng dương 2,91%.
Năm nay, kinh tế càng khó khăn hơn, nên Chính phủ càng sốt ruột. Sốt ruột cũng phải, bởi cho tới thời điểm này, vẫn còn tới 250.000 tỷ đồng vốn đầu tư chưa được giải ngân. Thậm chí, còn khoảng 16.000 tỷ đồng chưa được phân bổ, cho dù chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2021.
Có những lý do cố hữu và cũng có những lý do đặc biệt cho sự chậm trễ này, theo đó Covid-19 là một biến số khó lường nhất. Nhưng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, khi chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 đã chỉ ra rằng, có những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố chủ quan. Chẳng hạn như công tác chuẩn bị dự án, giao kế hoạch ở một số địa phương còn thiếu chủ động; công tác tổ chức triển khai thực hiện tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn nhiều bất cập; các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét…
Như vậy, vấn đề chính vẫn nằm ở khâu triển khai, thực hiện. Bởi thế, ngay tại Hội nghị, Thủ tướng đã phê bình hàng loạt bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp.
Đúng là có vấn đề ngay từ khâu chuẩn bị. Tương tự năm ngoái, năm nay tiếp tục lặp lại chuyện có đơn vị xin trả lại vốn vì không thực hiện được, trong khi đó, số đơn vị “xin thêm” vốn đầu tư không nhiều.
Số liệu thống kê cho thấy, cũnng ở thời điểm này năm ngoái, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 56,33%, nhưng cuối năm, đã giải ngân được 95%. Như vậy, cuối năm sẽ là thời điểm giải ngân vốn đầu tư công tăng đột phá. Bởi thế, nhiều kỳ vọng đang đặt ra vào quý cuối cùng của năm.
Song đó không chỉ là kỳ vọng, mà là nhiệm vụ, là đòi hỏi của nền kinh tế. Nếu năm nay, giải ngân không tốt, thì tất yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh rằng, đẩy mạnh đầu tư công chính là nhiệm vụ then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và rằng, việc phân bổ, giao kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công có tác động lớn đến kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, nên phải nhanh, hiệu quả và phải đảm bảo đúng pháp luật.
Có 5 nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, trong đó có việc điều chỉnh ngay các quy định pháp lý, giảm thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là trong giải phóng mặt bằng…Và quan trọng không kém là trách nhiệm của người đứng đầu, phải coi đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Ngoài ra, cần kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân, lãnh đạo, cán bộ, công chức vi phạm quy định pháp luật, cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công…
Không thể chậm trễ hơn và không còn chỗ cho sự lơ là, thiếu trách nhiệm. Hơn bao giờ hết, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công phải là nhiệm vụ then chốt của nền kinh tế.
Bài viết triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.
Xem thêm nội dung TẠI ĐÂY!
-
ĐBQH lo ngại thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại một kỳ họp là quá gấp rút -
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó bão Yinxing -
Thủ tướng: Tạo đột phá cho hợp tác CLMV để bắt kịp, tiến cùng và vươn lên -
Thủ tướng: Hợp tác ACMECS giai đoạn tới cần hội tụ tinh thần “5 chung” -
Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam -
Ngày 13/11, trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại -
Thủ tướng đề xuất phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/11 -
2 Vàng trang sức được sử dụng như vàng miếng, NHNN nghi ngờ nguyên liệu sản xuất là vàng lậu -
3 Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Phải chờ hướng dẫn thêm -
4 Chủ tịch Agribank: Ngân hàng big 4 bị phạt thuế “oan”, kiến nghị lập CIC cho chứng khoán -
5 Làm rõ lý do lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành đến cuối năm 2026
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam
- Nhựa Tiền Phong đồng hành cùng ngành nước Việt Nam
- Marriott International ký thỏa thuận với Tập đoàn TUTA đưa thương hiệu Marriott Hotels đến Bắc Giang