
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái
-
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý
![]() |
SI Research ước tính tăng trưởng doanh thu của các DN dệt may Việt Nam sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm 2022. |
5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ, trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và sợi lần lượt tăng 24% và 11% đạt 14 tỷ USD và 2,4 tỷ USD, nhưng đang có nhiều yếu tố đe dọa tới khả năng tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022.
Theo báo cáo cập nhật ngành dệt may của Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước đều có đơn đặt hàng sản xuất đến tháng 11/2022 do sự chuyển dịch đơn đặt hàng hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam bất chấp áp lực lạm phát có thể cản trở nhu cầu may mặc ở các nước phát triển trong trung hạn.
Dù vậy, 5 tháng qua, do giá sợi nhập khẩu bình quân tăng 10% so với cùng kỳ do giá bông và dầu tăng lên, cùng với chi phí logistic neo ở mức cao đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Cụ thể, ttheo dữ liệu Sunsirs, giá sợi polyester và sợi bông ở Trung Quốc đều tăng từ 10% đến 18%, điều này dẫn đến chi phí vải tăng lên và ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước - đặc biệt là những doanh nghiệp có phần lớn đơn hàng FOB (free on board - chủ động từ nguyên liệu cho đến thành phẩm) như May Sông Hồng ( HoSE:MSH ) và Dệt may Thành Công ( HoSE:TCM ).
Dự đoán doanh thu và biên lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng xấu nếu nền kinh tế Mỹ suy yếu hoặc áp lực lạm phát cao hơn xảy ra trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023, theo SSI Research.
Ước tính tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất dệt may tại Việt Nam sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Lý do là bởi khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng từ 6 tháng xuống 3 tháng (ngoại trừ kỳ nghỉ lễ trong quý IV) do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát.
Báo cáo nhận định toàn bộ chuỗi cung ứng hàng dệt may, từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ sẽ chịu tác động tiêu cực từ việc chi phí sợi, vải, logistic và nhân công tiếp tục neo ở mức cao do giá dầu tăng và sự cạnh tranh trên thị trường lao động (chủ yếu với các nhà máy FDI). Biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước tiếp tục bị thu hẹp.
Mức tăng trưởng thấp trong nửa cuối năm 2022 cũng được Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đưa ra dự báo. Doanh nghiệp này cho rằng, cầu dệt may đang có xu hướng giảm do lạm phát tăng, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu sau dịch đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp.
Ông Vương Đức Anh, Chánh Văn phòng HĐQT Vinatex cho biết, kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng thấp do cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài. Áp lực lạm phát đã dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng và chi tiêu cho mặt hàng may mặc giảm. Theo khảo sát đã có tới 40% người dân Mỹ cho biết sẽ cắt giảm chi tiêu cho mặt hàng quần áo, chính sách Zero Covid tại Trung Quốc kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng.
Đại diện Vinatex cũng xác nhận, thách thức đối với ngành dệt may chính là nguyên liệu, nhiên liệu, lao động, vận tải đều tăng giá. Do hiện tượng “Mua quá mức” trong quý 4/2021 và quý 1/2022 gây ra áp lực dư thừa dẫn tới cần cắt giảm đơn hàng trong quí 3,4/2022.
Tình hình thị trường sợi, vải và may mặc trong quý 3 sẽ có nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp cần tính đến các kịch bản sản xuất, tồn kho khác nhau.
Năm 2021, trong nhiều khó khăn của đại dịch làm gián đoạn sản xuất nhưng ngành dệt may vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD. Ngành này đặt mục tiêu xuất khẩu 42 - 43,5 tỷ USD trong năm 2022 (ở kịch bản cao) và kịch bản trung bình là 40-41 tỷ USD.
-
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu -
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025 -
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng