
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng
-
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí
-
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản
-
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi
-
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp
![]() |
Thể hiện quyết tâm cao
Theo dự kiến kế hoạch năm 2023, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP tiếp tục đà tăng trong thời gian qua và đạt mức cao nhất từ trước đến nay (26,4-26,5%). “Nhịp độ” tăng lên của tỷ trọng trong GDP cũng cao hơn các thời kỳ trước. Điều đó thể hiện quyết tâm thực hiện mục tiêu để đến năm 2025 có công nghiệp theo hướng hiện đại, tránh bị lỡ hẹn như năm 2020.
Quyết tâm này xuất phát từ nhiều yếu tố. Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. “Phi công bất phú” không hoàn toàn nói về công nghiệp nói chung, mà chủ yếu nói về công nghiệp chế biến, chế tạo, nên tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo được coi là tiêu chí của nước công nghiệp. Chính công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng có vai trò về nhiều mặt: tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp, cung cấp trang thiết bị để hiện đại hóa nông nghiệp.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 50%) giá trị sản xuất công nghiệp và chiếm trên dưới 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Vốn đầu tư nước ngoài cũng có xu hướng tập trung cho công nghiệp chế biến, chế tạo. Mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài là tận dụng lợi thế về số lao động đông, giá nhân công rẻ; lợi thế đang trong quá trình mở cửa hội nhập, tham gia các hiệp định thương mại (FTA), tranh thủ các ưu đãi để xuất khẩu.
Sản phẩm công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có những sản phẩm có kỹ thuật - công nghệ cao (như điện thoại và linh kiện) có mặt ở nhiều thị trường lớn và chiếm tỷ trọng tới 16,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của công nghiệp chế biến, chế tạo thường cao hơn các ngành công nghiệp khác. Chẳng hạn, trong 9 tháng đầu năm 2022, chế biến, chế tạo tăng 10,59%, còn khai khoáng chỉ tăng 4,42%, sản xuất điện tăng 7,71%, cung cấp nước tăng 7,03%.
Để tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo
Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo theo dự kiến kế hoạch năm 2023 có tính khả thi không có nghĩa là tất nhiên sẽ đạt được, bởi khi tổng GDP lớn lên, thì với tỷ trọng tăng lên, quy mô giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tăng kép. Với ước tính tổng GDP giá thực tế năm 2022 đạt 9,5 triệu tỷ đồng, tỷ trọng giá trị tăng thêm của công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 25,6%, quy mô của công nghiệp chế biến đạt 2,43 triệu tỷ đồng, cao hơn nhiều so với con số tương ứng của năm 2021 (2,09 triệu tỷ đồng).
Với dự kiến kế hoạch năm 2023 có tổng GDP đạt 10,3 triệu tỷ đồng, tỷ trọng giá trị tăng thêm của công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 26,4-26,5% GDP, thì quy mô của công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ đạt 2,72-2,73 triệu tỷ đồng, cao hơn nhiều so với con số tương ứng của năm 2022.
Như vậy, muốn tăng tỷ trọng, thì tốc độ tăng giá trị tăng thêm của công nghiệp chế biến, chế tạo phải cao hơn tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế. Những năm trước, tốc độ tăng theo khuyến nghị trên đã thể hiện, năm nay tỷ trọng dự kiến cao hơn, thì chênh lệch tốc độ tăng của công nghiệp chế biến, chế tạo so với tốc độ chung còn phải cao hơn nữa.
Một vấn đề cần quan tâm là phải giảm tỷ lệ chi phí trung gian, để tốc độ tăng giá trị tăng thêm cao hơn tốc độ tăng Chỉ số sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo (IIP). Điều đó càng cần thiết khi do giá nhập khẩu tăng cao, lại thêm tỷ giá VND/USD tăng, nên khả năng tỷ lệ chi phí trung gian sẽ cao, sẽ làm cho tốc độ tăng giá trị tăng thêm của công nghiệp chế biến, chế tạo thấp hơn IIP của ngành này.
Để giảm tỷ lệ chi phí trung gian, tăng tỷ lệ giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, có nhiều việc phải làm, trong đó có một số giải pháp quan trọng. Đó là tăng tỷ trọng công nghệ cao hiện còn thấp (năm 2020 mới chiếm 12,9% về số doanh nghiệp, 21,78% về số lao động, 34,23% về vốn sản xuất - kinh doanh, 28,59% về giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, 42,8% về doanh thu thuần, 55,74% về lợi nhuận trước thuế).
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của công nghiệp chế biến, chế tạo còn thấp (năm 2020 đạt 4,26%, thấp xa so với lãi suất vay ngân hàng, trong đó một số ngành cụ thể còn thấp hơn nữa). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2021 mới đạt 23,6%, còn thấp hơn tỷ lệ 26,1% của cả nước...

-
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi -
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp -
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng -
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã -
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã -
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô