-
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD -
VietinBank dự kiến lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng trong năm 2024
Theo Báo cáo kết quả kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước công bố trung tuần tháng 7/2012, năm 2010, VDB cho vay thương mại ngoài các chương trình được Nhà nước cho phép bị nợ quá hạn 438 tỷ đồng.
Trong khi tỷ lệ nợ xấu của VCB chỉ có 2,91%; Vietinbank là 1,27%, Ngân hàng Chính sách xã hội là 1,25% thì tỷ lệ nợ xấu của VDB lên tới 12,45% (chưa bao gồm nợ xấu của Chương trình Cuba và Vinashin).
1.173,4 tỷ đồng tiền nợ gốc và lãi mà VDB cho vay đánh bắt xa bờ đang được tạm thời "treo" lại. |
“Nợ xấu của VDB năm 2010 đối với tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 12,05%; tín dụng xuất khẩu lên tới 13,42%. Nhưng điều đáng nói nữa là khả năng thu hồi nợ rất khó khăn, nợ đến hạn ngày càng gia tăng”, ông Đào Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Kiểm toán Nhà nước cho biết.
Để xử lý “cục nợ” của VDB, tính đến đầu năm 2013, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý nợ đối với 193 dự án vay vốn của định chế tài chính này với số tiền 1.294,3 tỷ đồng.
Trong đó, gia hạn nợ 15.979 triệu đồng, khoanh nợ gốc 845.583 triệu đồng, xoá nợ gốc 215.876 triệu đồng, và xoá nợ lãi 216.862 triệu đồng.
Số tiền “khoanh - xóa - giãn” kể trên chưa tính tới khoản 1.173,4 tỷ đồng tiền nợ gốc và nợ lãi cho vay đánh bắt xa bờ được hạch toán ra khỏi tài khoản nội bảng cân đối kế toán của VDB.
Tuy nhiên, với cách xử lý rủi ro hiện hành chưa thể giúp VDB thực sự lành mạnh về tài chính để thực hiện nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho ngân hàng này tại Quyết định 369/QĐ-TTg là trong giai đoạn 2013-2020 phải đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 10%/năm; giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 7% vào năm 2015, từ 4% - 5% vào năm 2020 và sau năm 2020, tỷ lệ nợ xấu phải ở dưới mức 3%.
Để hỗ trợ VDB làm “trong sạch” bảng cân đối kế toán, Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xử lý rủi ro đối với khoản vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; các khoản cho vay khác theo Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các khoản cho vay đối với khách hàng nhận nợ bắt buộc (nhận nợ sau khi VDB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh) gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.
Theo Dự thảo Quy chế xử lý rủi ro vốn vay tại VDB đang được Bộ Tài chính xây dựng, các đối tượng kể trên vay vốn tại VDB khi gặp nguyên nhân khách quan như gặp thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn; bị phá sản, giải thể; khách hàng là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ hoặc còn tài sản nhưng không đủ để trả nợ và không có người thừa kế hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ thay khách hàng;
Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng; doanh nghiệp 100% vốn nhà nước gặp khó khăn về tài chính khi chuyển đổi sở hữu; rủi ro khách quan từ phía nhà nhập khẩu sẽ được xem xét xử lý rủi ro bằng giải pháp khoanh nợ, xóa nợ lãi và bán nợ.
Cụ thể, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước gặp khó khăn về tài chính khi chuyển đổi sở hữu sẽ được Thủ tướng Chính phủ xóa nợ lãi. Thủ tướng Chính phủ quyết định bán nợ trong trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ trên cơ sở đề nghị của VDB và ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước.
VDB xem xét khoanh nợ đối với các khoản vay trên cơ sở mức độ thiệt hại về vốn, về tài sản hình thành từ vốn vay, khó khăn về tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng trong thời gian tối đa không quá 3 năm.
Cũng theo Dự thảo Quy chế xử lý rủi ro, VDB được quyền bán nợ trong trường hợp giá bán nợ bằng hoặc cao hơn giá trị sổ sách của khoản nợ; hạch toán ngoại bảng khoản nợ gốc gặp rủi ro; xuất toán các khoản nợ (gốc, lãi) đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
VDB được sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để xử lý các khoản nợ gốc và lãi của khách hàng gặp rủi ro. Sau thời gian tối thiểu 5 năm, kể từ ngày sử dụng 2 quỹ này xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp tận thu hồi nợ nhưng không thu hồi… “đành bất lực”, VDB được xuất toán các khoản nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.
Mạnh Bôn
-
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD -
Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
VietinBank dự kiến lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng trong năm 2024 -
Lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 chưa như kỳ vọng -
Ngân hàng Nhà nước hút ròng 66.907 tỷ đồng, đà tăng lãi suất giảm mạnh -
Sacombank đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số -
Lợi nhuận ngân hàng khó tăng cao, nhưng vẫn khả quan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024