
-
Bà Nà ra mắt combo ẩm thực kèm vé show “After Glow”
-
Hàng loạt tour mới phục vụ cao điểm du lịch cuối năm
-
Tái bổ nhiệm huyền thoại golf thế giới là Đại sứ du lịch Việt Nam
-
Khai trương Văn phòng Xúc tiến Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc
-
Đà Nẵng đã khiến phóng viên từng ghé 70 nước say mê ra sao? -
Việt Nam hiện có 4.346 doanh nghiệp lữ hành quốc tế
![]() |
Người dân bản địa đã biết tận dụng mạng xã hội, để quảng bá văn hóa quê hương mình. |
Du lịch vùng cao bứt phá nhờ chuyển đổi số
Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, thôn Pả Vi Hạ (xã Mèo Vạc, tỉnh Tuyên Quang) không còn là câu chuyện riêng của một dự án du lịch cộng đồng cố định cứng nhắc, mà đang trở thành biểu tượng cho sự vươn lên của người dân bản địa. Khởi công từ cuối năm 2016, sau gần 10 năm, làng Mông giờ đã quy tụ 19 hộ dân tham gia mô hình homestay, vừa kinh doanh, vừa gìn giữ phong tục truyền thống.
Anh Nùng Thanh Sấn, chủ homestay Meo Vac Ethnic, là một trong những người tiên phong khai phá cách làm du lịch mới: quay video, viết bài, chia sẻ văn hóa Mông trên TikTok, Facebook. Anh tự học dựng clip, biên tập nội dung, tìm hiểu xu hướng qua YouTube. Tác động nhanh chóng, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, lượng khách đến làng đạt hơn 51.000 lượt, doanh thu hơn 15 tỷ đồng. Đây là một con số đầy ấn tượng với vùng núi còn nhiều khó khăn như Mèo Vạc.
Trưởng ban quản lý Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, Chu Minh Quang, cho biết: “Chuyển đổi số là cách nhanh nhất để người dân vùng cao tự quảng bá chính mình. Quan trọng nhất vẫn là thay đổi tư duy. Khi người dân hiểu rằng, chính họ là người kể chuyện hấp dẫn nhất về bản làng mình, du lịch sẽ khởi sắc”.
Xã Bản Liền (Lào Cai) cũng là một hình mẫu về du lịch vùng cao hút khách nhờ chuyển đổi số. Anh Vàng A Bình, từ một nông dân quen việc nương rẫy, đã trở thành “doanh nhân công nghệ” trong ngành du lịch. Với sự hỗ trợ của chính quyền và tổ chức phát triển, anh mạnh dạn đầu tư homestay thiết kế theo kiến trúc nhà sàn truyền thống, có thể đón cùng lúc 15 khách.
Từ khi xã Bản Liền có sóng điện thoại và internet, anh Bình nhanh chóng tạo trang cá nhân, đăng tải ảnh và video về đời sống dân tộc, ruộng bậc thang, lễ hội, ẩm thực địa phương… Nhờ đó, lượng khách quốc tế và trong nước đến Bản Liền ngày càng tăng, giúp cộng đồng địa phương nhận ra rằng: chính họ là “nội dung hấp dẫn” nhất.
Anh Nguyễn Hữu Trung, Chủ tịch câu lạc bộ Du lịch Bắc Hà nhận định: “Tại các điểm như Bản Liền, ứng dụng công nghệ đã góp phần thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức về kinh doanh du lịch của đồng bào vùng cao. Hình ảnh điểm đến trở nên hấp dẫn hơn, nhờ được truyền tải chân thực qua chính những câu chuyện, góc nhìn của người dân bản địa”.
Tại xã vùng cao Y Tý (Lào Cai), nơi nổi tiếng với mùa săn mây và văn hóa Hà Nhì, làn sóng số hóa cũng lan tới từng nóc nhà. Anh Ly Xá Xuy, chủ homestay Y Tý Cloud cho biết: “Trước đây chưa tận dụng Facebook, Zalo thì lượng khách rất ít. Từ lúc dùng mạng xã hội để lan tỏa hình ảnh, lượng khách đã tăng đáng kể. Có những tuần kín phòng chỉ nhờ vài video trên TikTok”.
Không chỉ đăng ảnh, quay video, các chủ homestay ở Y Tý còn học cách phản hồi khách, ghi nhận đánh giá, cập nhật tình trạng phòng, dịch vụ… Mỗi người dân giờ đây như một nhân viên truyền thông du lịch chuyên nghiệp tự nhiên, gần gũi nhưng hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, việc hỗ trợ người dân tiếp cận công nghệ số, hướng dẫn sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm là xu thế tất yếu. “Mạng xã hội giúp du lịch vùng cao lan tỏa không chỉ hình ảnh mà cả tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo, tự tin. Khi người dân biết livestream, kể chuyện, họ tạo ra một hệ sinh thái truyền thông bản địa đáng tin cậy”, ông Khánh chia sẻ.
Vẫn còn những điểm nghẽn cần được khai thông
Hiện nhiều cơ sở du lịch địa phương ở miền núi đã tận dụng fanpage, kênh TikTok, website để quảng bá dịch vụ. Nhiều nơi còn tích hợp mã QR để tra cứu thông tin, số hóa quy trình thanh toán, đặt chỗ, phản hồi khách hàng. Những đổi mới này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí,
mà còn tạo nên diện mạo chuyên nghiệp hơn cho du lịch cộng đồng.
Tuy nhiên, hành trình số hóa không dễ dàng. Vẫn còn nhiều điểm nghẽn như: hạ tầng viễn thông chưa đồng đều, khả năng tiếp cận công nghệ của người dân còn chênh lệch và thiếu đội ngũ hướng dẫn có chuyên môn. Hơn thế, chuyển đổi số nếu không đi kèm gìn giữ bản sắc sẽ dễ dẫn đến thương mại hóa văn hóa.
Ông Vũ Đại Dương, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Lào Cai lưu ý: “Chuyển đổi số là công cụ, không phải mục tiêu cuối cùng. Điều quan trọng là giữ được gốc rễ văn hóa. Khách du lịch lên vùng cao để tìm trải nghiệm nguyên bản, nếu đánh mất bản sắc, thì sẽ đánh mất luôn lý do để họ quay lại”.
Cũng theo ông Dương, môi trường và giao thông là hai yếu tố cần đặc biệt quan tâm. Việc đón khách ồ ạt khiến nhiều khu vực bị quá tải, rác thải phát sinh nhưng chưa có hệ thống xử lý đồng bộ. Trong khi đó, kết nối giữa các điểm du lịch như Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải đi Sa Pa vẫn còn rất khó khăn.
Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón 15 triệu lượt khách, doanh thu trên 71.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 65.000 người. Để hiện thực hóa, tỉnh đang kiện toàn bộ máy quản lý, phát triển nhân lực, thúc đẩy số hóa, bảo vệ môi trường và hợp tác quốc tế. Sa Pa sẽ được định hướng trở thành trung tâm nghỉ dưỡng sinh thái, hiện đại, đạt chuẩn quốc tế.
Khi mỗi người dân trở thành người kể chuyện, mỗi bản làng trở thành điểm đến sống động, du lịch sẽ không chỉ tạo ra doanh thu mà còn tạo ra niềm tự hào bản địa. Và chính điều đó mới là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để du lịch vùng cao bứt phá bền vững.
-
Tạo “đòn bẩy” cho du lịch miền núi phía Bắc -
“Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam”: Tư duy chiến lược cho một thời kỳ phát triển mới -
Đà Nẵng đã khiến phóng viên từng ghé 70 nước say mê ra sao? -
Việt Nam hiện có 4.346 doanh nghiệp lữ hành quốc tế -
Cảnh báo lừa đảo mùa du lịch -
Mảnh ghép thiếu cho kinh tế đêm Đà Nẵng! -
Quảng bá văn hóa, du lịch TP. Hải Phòng thông qua sự kiện ABAC III
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam