-
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục -
Trung tâm mua sắm mới của AEON Việt Nam với quy mô 15.000 m2 sắp khai trương tại Hà Nội -
Thứ trưởng Bộ Công thương: Vụ 3.000 tấn giá đỗ ủ hóa chất không thuộc trách nhiệm Bộ Công thương -
Hà Nội đảm bảo nguồn cung nông, lâm, thủy sản dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Hà Nội cán đích sớm chương trình OCOP năm 2024 -
CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63%
Thông tin này được đưa ra tại Diễn đàn ASEAN Sei-katsu-sha 2024 với chủ đề “Cộng đồng người cận giàu” do Hakuhodo Institute of Life and Living ASEAN (HILL ASEAN) tại Việt Nam tổ chức chiều 15/3.
Cụ thể, theo ông Phạm Thành Gia Huy, Quản lý Kế hoạch chiến lược của Hakuhodo Việt Nam, cộng đồng người cận giàu tại Việt Nam là tầng lớp xã hội đang phát triển, có thu nhập từ 22,5 - 60 triệu đồng/tháng tùy vào khu vực sống, phần lớn rơi vào độ tuổi từ 30 – 39. Họ là những người vươn lên từ tầng lớp trung lưu bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân.
Tại Việt Nam, nhóm người cận giàu chiếm tới 45,3% dân số, cao hơn tỉ lệ trung bình của ASEAN là 25,3%, đứng đầu trong nhóm 6 nước khu vực.
Diễn đàn ASEAN Sei-katsu-sha 2024: “Cộng đồng người cận giàu” |
Các chuyên gia của HILL cho biết, có phỏng đoán cho rằng dân số tầng lớp trung lưu sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt “người cận giàu” là một “hình mẫu” truyền cảm hứng cho những cá nhân thuộc tầng lớp này có khát khao trở nên giàu có hơn. Tuy khả năng chi trả cho cuộc sống của họ không giống như tầng lớp thượng lưu, nhưng lối sống của “người cận giàu” dường như dễ tiếp cận hơn. Nguồn cảm hứng của họ đến từ chính lối sống, sự lựa chọn thương hiệu và hành vi tiêu dùng của họ.
Trong đó, theo ông Vũ Minh San, Giám đốc kế hoạch chiến lược điều hành Hakuhodo Việt Nam, nhóm người này sẽ tập trung đẩy mạnh chi tiêu cho việc học tập, đầu tư phát triển bản thân.
Nguyên nhân một phần do nhiều người thuộc nhóm cận giàu có xuất phát điểm từ nghèo khó, chiếm tới 21,3%, trong khi những người có xuất phát điểm nghèo khó tại tầng lớp thượng lưu chỉ có 14% và tầng lớp trung lưu là 16,7%.
“Xuất thân nghèo khó với nỗ lực tự mình vươn lên khiến những người cận giàu luôn muốn đầu tư học tập để tiếp tục nâng cao bản thân mình hơn nữa”, ông San nói.
Bên cạnh đó, họ cũng dành tài chính để chi trả cho ba mẹ, gia đình, những người đã nuôi dạy họ, và việc học hành của con cái.
Ngoài ra, ông Vũ Minh San cũng lưu ý rằng cộng đồng người cận giàu luôn sẵn sàng chi trả cho các hoạt động, sản phẩm xa xỉ dưới hình thức trải nghiệm.
“Họ có thể chi tiền mua một vé máy bay hạng nhất, chi tiền mua một chiếc túi hàng hiệu xa xỉ hàng chục triệu đồng... để trải nghiệm. Tuy nhiên, các sản phẩm với giá cả, ngoại hình vừa phải nhưng lại có công năng, độ bền tốt sẽ được lòng cộng đồng người cận giàu hơn. Đây mới là những sản phẩm họ lựa chọn chi tiền lâu dài”, Giám đốc kế hoạch chiến lược điều hành Hakuhodo Việt Nam nhấn mạnh.
-
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2024 tăng 4,25% -
Hà Nội đảm bảo nguồn cung nông, lâm, thủy sản dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Hà Nội cán đích sớm chương trình OCOP năm 2024 -
CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63% -
CPI tháng 12/2024 tăng 0,29% -
Việt Nam thu gần 406 tỷ USD từ xuất khẩu -
Hải quan chỉ đạo dừng nhập khẩu thuốc lá điện tử
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên