
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
Trong thông cáo, FWD Group không đề cập đến số lượng cổ phiếu FWD và giá sẽ chào bán trong đợt IPO.
Theo Bloomberg, mục tiêu của đợt IPO này nhằm huy động từ 2- 3 tỷ USD và FWD được định giá từ 13 tỷ đến 15 tỷ USD.
Morgan Stanley, Goldman Sachs (châu Á), JP Morgan, HSBC và CMB International là những nhà bảo lãnh cho đợt chào bán.
FWD đã tiết lộ về việc Athene Life Re (Bermuda), Apollo Global Management đồng ý dành 400 triệu USD để mua cổ phiếu của FWD như một phần của đợt phát hành riêng lẻ.
Tập đoàn bảo hiểm có trụ sở tại Hồng Kông đã đồng ý hợp tác chiến lược với Apollo và Athene cho mối hợp tác cho thời hạn ban đầu là 5 năm.
Theo Bản cáo bạch, còn có một số nhà đầu tư bày tỏ sự quan tâm đến việc đặt mua cổ phiếu lưu ký với giá trị lên đến 500 triệu USD.
Trong đó, Li Ka Shing Foundation là 300 triệu USD, 100 triệu USD từ PCCW và 100 triệu USD của PCGI Holdings.
![]() |
FWD hiện có mặt tại 10 thị trường (Ảnh minh hoạ: FWD). |
Trước khi IPO, PCGI nắm giữ 72,7% cổ phần của FWD Group, trong khi Swiss Re Principal Investments Company Asia và Fornax Investment Global Company, mỗi công ty sở hữu khoảng 11%.
Thương vụ IPO của FWD sẽ trở thành đợt chào bán lớn nhất tại Mỹ của một công ty bảo hiểm có trụ sở ở Hồng Kông. 18 năm trước, hãng bảo hiểm nhân thọ China Life huy động được 3,5 tỷ USD từ đợt IPO.
FWD ra đời từ năm 2012, sau khi Tập đoàn Pacific Century của tỷ phú người Hồng Kông Li Ka Shing chi khoảng 2,1 tỷ USD để mua lại các công ty bảo hiểm thuộc Tập đoàn dịch vụ tài chính ING của Hà Lan tại Hồng Kông, Ma Cao và Thái Lan.
Hiện, FWD có mặt tại 10 thị trường gồm Hồng Kông, Ma Cao, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia và Campuchia.
Theo Bloomberg, nửa đầu năm nay, FWD báo lãi ròng ở mức 205 triệu USD và doanh thu hơn 6 tỷ USD. Cùng kỳ năm ngoái, Tập đoàn này có doanh thu 3,9 tỷ USD và lỗ ròng 318 triệu USD.
Tính đến cuối tháng 12/2020, Tập đoàn có 9,8 triệu khách hàng, 6.100 nhân viên và tổng tài sản khoảng 62,6 tỷ USD.
Tại Việt Nam, FWD gia nhập thị trường từ năm 2016.
Năm ngoái, công ty này mua lại Công ty bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCLI, công ty bảo hiểm nhân thọ liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và BNP Paribas Cardif) với trị giá 400 triệu USD.

-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025