Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tập đoàn cao su Việt Nam tiếp tục kiến nghị giảm tỷ lệ chia cổ tức
Hồng Phúc - 22/02/2021 09:19
 
Ban lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) kiến nghị giảm tỷ lệ cổ tức từ 6% xuống 4%, phần vì không có nguồn vốn tích lũy cho các dự án đang đầu tư dở dang.

Đây là 1 trong 5 kiến nghị với các cơ quan thẩm quyền, các bên liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 và những năm tiếp theo, của VRG trong Dự thảo Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021.

Trước đó, hồi giữa tháng 12/2020, ban lãnh đạo VRG đã kiến nghị giảm tỷ lệ chia cổ tức từ 6% xuống 5% và nay là kiến nghị giảm còn 4%.

Cụ thể, ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch HĐQT VRG cho rằng, cổ tức năm 2020 theo kế hoạch là 6%/vốn điều lệ tương đương với số tiền phải chi trả là 2.400 tỷ đồng.

Với mức lợi nhuận dự kiến đạt được, Tập đoàn có đủ nguồn để thanh toán cổ tức cho các cổ đông như đã nêu trên.

Tuy nhiên, những năm qua lợi nhuận tạo ra cơ bản chỉ dành để trả cổ tức, phần trích lập quỹ đầu tư phát triển rất thấp trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn rất lớn, nguồn thu từ thoái vốn đầu tư (chỉ tính cho giá gốc khoản đầu tư) và nguồn vốn điều lệ hiện có không đáp ứng được yêu cầu cho đầu tư phát triển.

"Tập đoàn đề nghị Ủy ban cho phép cân đối giảm một phần tỷ lệ chia cổ tức năm 2020 để cân đối cho nguồn vốn đầu tư phát triển, mức chia cổ tức của năm 2020 là 5%, giảm 1% tương đương 400 tỷ đồng”, ông Thuận, Chủ tịch HĐQT VRG nói tại buổi làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được tổ chức vào sáng 17/12, tại TP.HCM.

Và trong Dự thảo Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021 vừa được công bố, VRG lại kiến nghị giảm tỷ lệ chia cổ tức xuống 4%.  

.
 Toà nhà VRG Hai Bà Trưng, quận 3, TP.HCM (Ảnh: internet).

Năm 2020, VRG ghi nhận doanh thu và thu nhập khác hợp nhất đạt xấp xỉ 26.000 tỷ đồng cùng lợi nhuận sau thuế hơn 5.200 tỷ đồng, cao hơn kế hoạch năm lần lượt gần 6% và 30%. 

Năm nay, Ban lãnh đạo VRG dự kiến, doanh thu và thu nhập khác hợp nhất ở mức 27.100 tỷ đồng cùng lợi nhuận sau thuế chỉ 4.600 tỷ đồng.

Theo Báo cáo, Tập đoàn này còn đưa ra 5 kiến nghị. 

Thứ nhất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sớm xem xét, phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn sau cổ phần hóa đến 2025.

Thứ hai, kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chấp thuận chủ trương tái cơ cấu nguồn vốn tại các doanh nghiệp có tỷ lệ vay cao.

Thứ ba, kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sớm ban hành Quy chếquản lý người đại diện vốn để việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của người đạidiện thuận lợi, hiệu quả và đúng quy định pháp luật.

Thứ tư, kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét phê duyệt danh mục thoái vốn của Tập đoàn giai đoạn 2020 – 2021 để Tập đoàn có cơ sở thực hiện kế hoạch năm 2021.

Và cuối cùng là kiến nghị giảm tỷ lệ chia cổ tức như đã đề cập phía trên. 

Ban lãnh đạo VRG lý giải, với kết quả kinh doanh năm vừa qua, Tập đoàn cóthể thực hiện được chỉ tiêu chia cổ tức 6%, tuy nhiên như vậy, sẽ không có nguồn vốn tích lũy cho các dự án đang đầu tư dở dang của đơn vị. 

Thế nên, VRG kiến nghị giảm tỷ lệ cổ tức còn khoảng 4%, phần còn lại sẽ nộp vào quỹ đầu tư phát triển của Tập đoàn.

Năm 2021, theo dự báo của VRG tiếp tục là một năm khó khăn, nhất là đối với hoạtđộng khai thác mủ cao su, lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhấtTập đoàn do giá bán cao su vẫn ở mức thấp; khối sản phẩm gỗ và công nghiệp cao su tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh gay gắt; khối khu công nghiệp chưa có tín hiệurõ ràng về cơ chế thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…

Từ năm 2021 trở đi, các dự án tái canh trồng cao su không được miễn tiềnthuê đất trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản.  Tập đoàn này và các đơn vị cần phải tính toán để có thể hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định.

Tính đến cuối năm 2020, tổng số lao động ở các đơn vị thành viên VRG là 83.584 người. 

Ban lãnh đạo VRG lý giải, do có sự cạnh tranh mạnh về thị trường lao động, dẫn đến số lượng lao động chuyển nghề là gần 19.500 người và chi phí thôi việc xấp xỉ 90 tỷ đồng. 

Ước tiền lương bình quân toàn Tập đoàn VRG năm vừa qua là 6.964.900 đồng/người/tháng.

Cũng tính đến ngày 31/12/2020, diện tích cao su các công ty thành viên thuộc VRG đang quản lý là hơn 402.600 hecta, trong đó diện tích cao su kinh doanh là trên 240.000 hecta.  Năng suất bình quân toàn Tập đoàn đạt 1,55 tấn/hecta cao su. 

Đầu tư ra nước ngoài: PVN, Viettel và VRG “áp đảo”
Lũy kế đến ngày 31/12/2019, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện của các doanh nghiệp nhà nước là 6.161 triệu USD, trong đó PVN chiếm 51%,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư