-
Cân nhắc kỹ khi chọn người vào hội đồng quản trị -
Chân dung người mang giá trị Việt đến trường quốc tế -
Lương Thị Thu Huyền, Đồng sáng lập, Giám đốc điều hành ECO Solutions: Vì một Việt Nam xanh hơn -
Ông Lê Hồng Minh quay trở lại làm Chủ tịch VNG -
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản
Lần đầu tiên tham dự , Tập đoàn FLC đã được lọt vào Top 100 Sao Vàng đất Việt năm 2013. Ông nghĩ sao về điều này?
Ban lãnh đạo Tập đoàn FLC rất vui vì đã được lọt vào danh sách 100 doanh nghiệp tiêu biểu nhất của Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2013.
Đây là giải thưởng có uy tín, nên được nhận giải khiến chúng tôi hiểu rằng, những nỗ lực lao động, cống hiến của mình suốt 10 năm qua đã được ghi nhận và tôn vinh. Điều này cũng là động lực để FLC phấn đấu nhiều hơn nữa, đáp lại sự mong mỏi của cổ đông cũng như cộng đồng nói chung.
Ông Doãn Văn Phương, Tổng giám đốc, thành viên HĐQT Tập đoàn FLC |
Xây dựng thành công thương hiệu là kết quả của cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng nghỉ. Xin ông chia sẻ những bí quyết để xây dựng thương hiệu FLC có được như hiện nay?
FLC hiện nay là thành quả kết tinh của hơn 12 năm phấn đấu liên tục của chúng tôi, tính từ năm 2001, khi khởi nghiệp Công ty Luật SmiC.
Chúng tôi xác định rằng, một thương hiệu mạnh phải được xây dựng trên cơ sở một nền tảng doanh nghiệp mạnh và từ đó, thương hiệu sẽ quay trở lại hỗ trợ sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Một nền tảng mạnh của doanh nghiệp phải được xác định trên 3 yếu tố: mạnh về năng lực tài chính, về nguồn nhân lực và đặc biệt là yếu tố chiến lược, tầm nhìn, định hướng phát triển.
Tập đoàn FLC từ chỗ chỉ là một công ty luật, với tài sản chính là con người, đến nay đã trở thành một tập đoàn quy mô tài sản trên 2.000 tỷ đồng.
FLC hiện đã được đông đảo cộng đồng khách hàng, doanh nghiệp, nhà đầu tư biết đến là tập đoàn quy mô lớn, hoạt động đa ngành trong bất động sản, thương mại, du lịch, đào tạo, khai khoáng…
Tuy nhiên, cùng một thương hiệu FLC nhưng lại được sử dụng cho nhiều mảng hoạt động khác nhau. Điều này liệu có gây “loãng” thương hiệu không, thưa ông?
Trong marketing có nhiều quan điểm khác nhau. FLC lựa chọn cho mình định hướng phát triển thương hiệu là: đẩy mạnh thương hiệu mẹ như một cái ô, các công ty con phát triển trên cơ sở thừa hưởng thương hiệu mẹ. Khi thương hiệu mẹ càng phát triển, sự thâm nhập của công ty con vào các lĩnh vực mới càng thuận lợi hơn.
Tất nhiên, chúng tôi cũng ý thức được rằng, sau khi xây dựng thương hiệu chung của Tập đoàn, thì phải đến lúc xây dựng thương hiệu riêng cho từng sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay, nhắc tới FLC, người ta đã nghĩ ngay đến một tập đoàn đa ngành, nhắc tới SMiC là nói tới một thương hiệu đã có tiếng đối với ngành luật… Nhưng đúng là đối với các mảng khác, FLC mới trong giai đoạn đầu xây dựng. Đây sẽ là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Tập đoàn trong hoạt động xây dựng thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu đã khó, củng cố thương hiệu càng khó hơn. Xin ông cho biết quan điểm về vấn đề này?
Chúng tôi xác định, thương hiệu là một tài sản. Đã là tài sản thì cần phải được xây dựng, bồi đắp hàng ngày. Đặc biệt, FLC đang xây dựng thương hiệu theo hướng sử dụng thương hiệu mẹ chung cho các đơn vị thành viên, nên áp lực duy trì càng lớn.
Trong quá khứ, Vinashin là bài học rất rõ ràng về điều này. Đã có lúc, doanh nghiệp phải trả tiền để được gắn chữ Vinashin vào tên, nhưng rồi cũng có lúc, doanh nghiệp phải vội vàng đổi tên để thuận lợi hơn trong kinh doanh. Ý thức được điều này, chúng tôi càng quyết tâm hơn trong việc củng cố thương hiệu.
Để xây dựng thương hiệu, một mặt là duy trì hoạt động marketing để mọi người nhớ tới, nhưng điều quan trọng hơn là phải làm tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình để luôn giữ được hình ảnh đẹp trong mắt của cộng đồng.
Để làm được điều này, FLC xác định phải luôn duy trì, cải thiện và không ngừng nâng cao giá trị nội tại của mình, như: xây dựng định hướng hoạt động đúng đắn; luôn đảm bảo, tăng cường chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng; tôn trọng mọi cam kết với cổ đông, đối tác; ngày một nâng cao trách nhiệm xã hội, công đồng…
Ngoài ra, ngay trong bản thân FLC, chúng tôi cũng đã và đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, dần hướng đến chuẩn mực quản trị quốc tế, để đảm bảo đạt được đầy đủ và cao nhất các mục tiêu đã đề ra.
Uyên Phạm
-
Lương Thị Thu Huyền, Đồng sáng lập, Giám đốc điều hành ECO Solutions: Vì một Việt Nam xanh hơn -
Ông Lê Hồng Minh quay trở lại làm Chủ tịch VNG -
Doanh nhân Đoàn Thị Kiều Vân: Làm mỹ phẩm thuần chay BIOQ từ vỏ thanh long -
Đinh Thanh Phong, Nhà sáng lập Gazano: Bỏ công nghệ để… chăm sóc giày da -
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Doanh nhân Mã Thanh Danh: Kinh doanh giống như chơi bóng đá -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam