-
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa
Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021.
Theo đó, doanh thu thuần quý III của Hà Đô giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, đạt 633 tỷ đồng. Ngược lại, nhờ giá vốn giảm giúp lợi nhuận gộp tăng 16%, đạt 413 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 42% lên 65% nhờ tăng doanh thu bất động sản.
Bức tranh tài chính của Hà Đô được cải thiện đáng kể nhờ tăng doanh thu kinh doanh bất động sản. |
Trong quý, doanh thu tài chính giảm 30%, còn 9 tỷ đồng. Ngoại trừ chi phí tài chính tăng 39%, đạt 86 tỷ đồng, các chi phí khác như bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm, lần lượt giảm 90% và 8%, còn 1,8 tỷ đồng và 37 tỷ đồng.
Kết quả quý III, Hà Đô báo lãi sau thuế đạt 248 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lãi sau thuế của Hà Đô lần lượt giảm 36% và 24%, đạt 2.454 tỷ đồng và 729 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/9/2021, tổng tài sản của Hà Đô tăng 10% so với đầu năm, đạt 15.266 tỷ đồng, chủ yếu là tăng giá trị đầu tư tài chính ngắn hạn, tài sản cố định hữu hình và chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
Tổng giá trị các khoản phải thu đạt 1.527 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm. Hàng tồn kho cũng giảm 33%, còn 1.170 tỷ đồng, chủ yếu là giảm bất động sản đang xây dựng.
Ngoài ra, Hà Đô còn 5.055 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tập trung tại các dự án khu nghỉ dưỡng Bảo Đại, dự án điện gió 7A, dự án khu đô thị Linh Trung, dự án thủy điện Đắc Mi.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tính đến ngày 30/9 của Hà Đô đạt 10.468 tỷ đồng, bằng 68% tổng tài sản. Trong cơ cấu nợ phải trả, tổng giá trị nợ vay đạt 6.487 tỷ đồng, chiếm 62%, chủ yếu là nợ vay dài hạn. Công ty cũng có 1.528 tỷ đồng người mua trả tiền trước ngắn hạn - là nguồn doanh thu tương lai.
Hàng tồn kho của Hà Đô giảm còn 1.170 tỷ đồng so với đầu năm 2021 chủ yếu là giảm bất động sản đang xây dựng. |
Năm 2021, Hà Đô đặt kế hoạch kinh doanh đi ngang so với năm 2020 với mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.863 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.254 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, doanh nghiệp đã thực hiện được 50% mục tiêu doanh thu và 58% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Mặc dù chỉ tiêu kinh doanh năm 2021 dự kiến đi ngang, tuy nhiên trong 3 năm tiếp theo với các dự án sẵn có sẽ đảm bảo việc làm và sản lượng đầu tư đến năm 2023 khoảng gần 7000 tỷ đồng của các dự án Bình An, Linh Trung, HHDV, PDG, NongTha, An Thượng, Bảo Đại, An Phong… và doanh thu đến năm 2023 khoảng 9.000 tỷ đồng; Tổng tài sản dự kiến tăng gấp 1,5 lần sau 3 năm lên 20.000 tỷ đồng.
Năm 2021 cũng là năm mà Hà Đô tiếp tục chiến lược phát triển 3 ngành nghề mũi nhọn đầu tư bất động sản, năng lượng và xây lắp, xác định mục tiêu đến 2025 tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nghề bất động sản và năng lượng từ 12% và xây lắp từ 10% đến 15%.
-
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro -
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024 -
Kỳ vọng các thương vụ IPO tăng tốc trong năm 2025 -
Kỷ lục bán ròng 85.000 tỷ đồng của khối ngoại: Tỷ giá và câu chuyện thiếu hàng hóa -
VN-Index hồi phục mạnh sau khi “thủng” mốc 1.200 điểm -
Vinhomes đã mua lại 190 triệu cổ phiếu, mới được quá nửa số đăng ký -
Chứng khoán hồi phục mạnh từ mốc 1.200 điểm
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"