
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
Dự án Liên hợp sản xuất gang thép tại Khu kinh tế Dung Quất được Tập đoàn Hoà Phát đề xuất trên cơ sở kế thừa Dự án Liên hợp thép Quảng Ngãi Guang Lian đã được đầu tư 10 năm nhưng đình trệ. Dự án này đã có trong Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025 được Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt tại quyết định ngày 31/1/2013.
Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất có tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng, công suất 4 triệu tấn/năm với các sản phẩm chủ yếu là thép xây dựng, thép cuộn, sử dụng công nghệ lò cao khép kín theo mô hình Hòa Phát đã triển khai thành công tại tỉnh Hải Dương. Đây là công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường. Sản xuất than coke sử dụng công nghệ dập coke khô, thu hồi hoàn toàn nhiệt và khí thải, triệt tiêu sản phẩm phụ để phát điện, phục vụ trở lại sản xuất.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn và hoàn thành trong 4 năm. Giai đoạn 1 của dự án sẽ sản xuất 2 triệu tấn một năm thép dài bao gồm 1 triệu tấn thép dài xây dựng và 1 triệu tấn thép dài chất lượng cao. Giai đoạn 2 của dự án sản xuất 2 triệu tấn một năm thép dẹt cán nóng phục vụ cơ khí chế tạo.
Doanh thu dự kiến của dự án sau khi hoàn thành là khoảng 2 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho 8.000 lao động. Dự án sẽ góp phần tăng đáng kể sản lượng công nghiệp, dịch vụ, đóng góp cho ngân sách 4.000 tỷ đồng mỗi năm sau khi hoạt động hết công suất.
Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất cam kết hoàn thành dự án đúng tiến độ và đảm bảo tuân thủ mọi quy định của Nhà nước. Lãnh đạo Tỉnh Quảng Ngãi cho biết sẽ tạo điều kiện tốt nhất về giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh các thủ tục hành chính để dự án được triển khai thuận lợi nhất
Tập đoàn Hòa Phát thế chỗ mà Dự án Dự án Liên hợp thép Quảng Ngãi Guang Lian bỏ hoang 10 năm qua. |
Việc tìm được nhà đầu tư mới tiếp quản dự án dở dang và tiếp tục đầu tư luyện cán thép cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bộ, ngành liên quan bởi giảm được lãng phí nguồn vốn đã đầu tư và tận dụng được quỹ đất 375 ha cho dự án.
Phát biểu tại Lễ trao giấy chứng nhận đầu tư, ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cam kết địa phương sẽ tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư hoàn thành dự án. Ông Căng yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh, huyện Bình Sơn tích cực hướng dẫn hỗ trợ nhà đầu tư, giải quyết các vướng mắc phát sinh để dự án thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ đề ra.
Theo một chuyên gia cho hay, mặc dù sản phẩm thép dài (thép thanh vằn và thép cuộn) hiện trong nước đang dư thừa công suất, nhưng với tốc độ tăng trưởng nhu cầu thép trong nước là 10%/năm và lợi thế của Dự án khi đầu tư cả dây chuyền từ quặng sắt - gang - phôi thép - cán thép với quy mô công suất lớn sẽ giảm được giá thành sản xuất thép nên sản phẩm của Dự án sẽ có sức cạnh tranh so với các dự án thép quy mô nhỏ.
Trước thời điểm nghỉ Tết Đinh Dậu 2017, Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại văn bản số 152/TTg-CN, ngày 25/1/2017 và giao cho Bộ Công Thương thẩm định thiết kế cơ sở của Dự án, trong đó đảm bảo nhà đầu tư tuân thủ các cam kết về công nghệ, thiết bị và các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường theo quy định của pháp luật; Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi giám sát nhà đầu tư thực hiện các cam kết về công nghệ thiết bị sản xuất quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi xây dựng phương án quan trắc, giám sát về môi trường đối với Dự án, đảm bảo nhà đầu tư tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các cam kết.
Năm 2016, tổng doanh thu của HPG là gần 34.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt mức 6.600 tỷ đồng, tăng tương ứng 34% và 89% so với 2015. Con số doanh thu và lợi nhuận này cũng được xem là cao nhất từ khi HPG hoạt động.
Sản lượng thép của HPG đạt được trong năm 2016 là 1,8 triệu tấn thép xây dựng, chiếm khoảng 21% thị phần của tổng số 8,5 triệu tấn tan thép cán được Hiệp hội thép Việt Nam công bố.
Thép cũng là mảng kinh doanh chính, đóng góp khoảng 80% cho thành tích doanh thu và lợi nhuận khủng của HPG.

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn