-
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump?
Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) nằm trong số ít các công ty chứng khoán huy động thêm nguồn vốn mới từ các cổ đông trong nửa đầu năm 2023. Theo báo cáo tài chính quý II vừa công bố, vốn điều lệ tăng chưa đến hai lần, từ 1.126 tỷ đồng lên 2.177 tỷ đồng. Tuy nhiên, với mức giá chào bán cổ phiếu lên tới 97.542 đồng, TCBS thu về 10.242 tỷ đồng từ đợt phát hành trên.
Cùng với phần lợi nhuận tăng thêm trong kỳ, quy mô vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán này đạt 22.004 tỷ đồng, cao hơn vốn chủ sở hữu của công ty mẹ Chứng khoán SSI (21.404 tỷ đồng)– công ty dẫn đầu về giá trị vốn tự có theo thống kê tại ngày 31/3/2023.
Đến nay vẫn còn khá nhiều công ty chứng khoán quy mô lớn chưa công bố báo cáo tài chính quý II, một số mới gửi báo cáo tài chính công ty mẹ. Cập nhật đến sáng ngày 20/7, TCBS đang tạm giữ “ngôi vương” trong nhóm các công ty chứng khoán về chỉ tiêu tài chính trên.
Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu TCBS đạt xấp xỉ 101.000 đồng. Tuy nhiên, xét về quy mô tổng tài sản/nguồn vốn, dù đã tăng 33% trong nửa đầu năm lên xấp xỉ 34.775 tỷ đồng, TCBS vẫn đang “thua xa” top dẫn đầu như SSI (49.496 tỷ đồng).
Top 10 công ty chứng khoán có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất trong ngành tại thời điểm 31/3/2023 - Đơn vị: tỷ đồng |
Ngoài được bổ sung thêm vốn góp từ cổ đông mẹ Techcombank, TCBS còn tăng huy động vốn từ kênh tín dụng (thêm 4.600 tỷ đồng). Tuy nhiên, nguồn vốn vay từ kênh trái phiếu lại giảm nhẹ hơn 1.100 tỷ đồng. Trong khi đó, trái phiếu lại là tài sản được đầu tư tăng thêm nhiều nhất trong kỳ.
Đến cuối quý II, TCBS sở hữu 13.460 tỷ đồng trái phiếu, tăng 87% so với mức hơn 7.210 tỷ đồng thời điểm đầu năm. Trong đó, đa phần là trái phiếu chưa niêm yết (12.570 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, công ty giảm đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi, giá trị đầu tư cổ phiếu không thay đổi đáng kể nhưng cơ cấu danh mục chuyển sang sở hữu nhiều hơn cổ phiếu niêm yết. TCBS cũng có thêm một khoản đầu tư dài hạn khác (không nêu chi tiết loại tài sản) trị giá hơn 3.033 tỷ đồng.
Phân bổ khá nhanh vào các tài sản tài chính vỏn vẹn sau 2 tuần kể đợt tăng vốn ngày 15/6, lượng tiền và tương đương tiền của TCBS đến cuối quý II vẫn còn 5.761 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần thời điểm đầu năm. Ngoài ra, dư nợ cho vay margin tại thời điểm 30/6 cũng tăng so với đầu năm nhưng khá khiêm tốn (+8,8%) do phụ thuộc lớn vào nhu cầu vay của các khách hàng là nhà đầu tư trên thị trường.
Lãi từ hoạt động cho vay và các khoản phải thu trong quý II đạt 398 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhưng đã bắt đầu đi lên so với quý đầu năm. Tương tự, với doanh thu môi giới, TCBS thu về gần 110 tỷ đồng, cũng đi lên từ mức thấp kỷ lục gần 3 năm xác lập hồi đầu năm. Tuy vậy, so với cùng kỳ, doanh thu môi giới vẫn giảm hơn nửa.
Trong khi đó, nếu chỉ xét riêng về con số thị phần, Chứng khoán Kỹ Thương là điểm sáng trong nhóm công ty chứng khoán quý II khi có sự bứt phá mạnh mẽ về thứ hạng. Gia nhập top 10 môi giới chưa quá lâu, thứ hạng của TCBS đã bật lên từ vị trí thứ 8 ở quý I lên vị trí thứ 4 trong quý vừa rồi, “qua mặt” nhiều công ty chứng khoán lớn vốn đã trụ lại lâu năm trong top 10 như Chứng khoán Vietcap, MBS... Chính sách miễn phí giao dịch giúp công ty bứt phá về thị phần nhưng đồng thời cũng đang trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn doanh thu quan trọng.
Trong quý II, doanh thu môi giới và lãi từ cho vay chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu. Nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành cũng giảm so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động do vậy giảm tới gần 20%, đạt 1.084 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của TCBS đạt hơn 442 tỷ đồng, giảm 1/3 so với cùng kỳ.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, công ty thu về 2.015 tỷ đồng doanh thu và 776 tỷ đồng lãi ròng, hoàn thành lần lượt 43,3% và 38,8% mục tiêu đề ra. Kế hoạch kinh doanh này được đề ra khá thận trọng, ở cả hai chỉ tiêu đều giảm so với kết quả được được của năm 2022.
-
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024