-
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương chậm trả lãi trái phiếu mệnh giá 700 tỷ đồng -
Doanh thu 8 tháng năm 2024 của PV Power đi ngang, đạt hơn 19.900 tỷ đồng -
Lãi mỏng, DIC Corp tăng vay nợ để đầu tư -
Sabeco sắp nâng công suất lên 3,01 tỷ lít bia/năm sau thương vụ M&A Sabibeco Group -
Điểm báo động khi khối ngoại “tháo chạy” khỏi Hoa Sen -
Lấn sân sang bất động sản, Becamex BCE chưa gặp thời
Lợi nhuận quý II/2023 giảm 35,8%, về 76,07 tỷ đồng
Trong quý II/2023, Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh thu đạt 1.032,8 tỷ đồng, giảm 26,8% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 76,07 tỷ đồng, giảm 35,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 11,7%, về còn 8,5%.
Được biết, theo dữ liệu SSI iBoard, từ năm 2018 đến năm 2022, biên lợi nhuận gộp của Thực phẩm Sao Ta chưa bao giờ xuống 8,5%. Trong đó, biên lợi nhuận gộp thấp nhất là năm 2020, Công ty ghi nhận 9,73%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 47% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 77,64 tỷ đồng, về 87,56 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 29,5%, tương ứng giảm 5,61 tỷ đồng, về 13,38 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 30,5%, tương ứng giảm 5,22 tỷ đồng, về 11,89 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 76,8%, tương ứng giảm 38,78 tỷ đồng, về 11,69 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, trong quý II, mặc dù Thực phẩm Sao Ta đã tiết giảm chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhưng chủ yếu do lợi nhuận gộp giảm mạnh do biên lợi nhuận gộp suy giảm, lợi nhuận của Công ty vẫn giảm 35,8%.
Lũy kế trong nửa đầu năm 2023, Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh thu đạt 2.041,2 tỷ đồng, giảm 25,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 124,67 tỷ đồng, giảm 22,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2023, Thực phẩm Sao Ta đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 5.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 400 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 128,32 tỷ đồng, Thực phẩm Sao Ta mới hoàn thành 32,1% kế hoạch lợi nhuận năm.
Dòng tiền kinh doanh chính âm kỷ lục sau 5 năm duy trì dương
Bên cạnh kinh doanh lao dốc, trong nửa đầu năm 2023, Thực phẩm Sao Ta còn ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 395 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 25,99 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận âm 185,5 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương 219,1 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Được biết, theo dữ liệu SSI iBoard, từ năm 2018 đến năm 2022, Thực phẩm Sao Ta liên tục duy trì dòng tiền kinh doanh dương. Trong đó, dòng tiền kinh doanh dương thấp nhất là năm 2020 với giá trị dương 42,01 tỷ đồng.
Như vậy, sau 5 năm dòng tiền kinh doanh dương liên tục, Thực phẩm Sao Ta bất ngờ ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm trong 6 tháng đầu năm 2023.
Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của Thực phẩm Sao Ta tăng 7,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 212,5 tỷ đồng, lên 3.201,3 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 1.286 tỷ đồng, chiếm 40,2% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 836,2 tỷ đồng, chiếm 26,1% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 296 tỷ đồng, chiếm 9,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 279,5 tỷ đồng, chiếm 8,7% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, tài sản biến động mạnh chủ yếu tồn kho tăng 38,4% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 356,9 tỷ đồng, lên 1.286 tỷ đồng; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 50,4%, tương ứng giảm 300,4 tỷ đồng, về 296 tỷ đồng…
Thực phẩm Sao Ta cho biết tồn kho tăng chủ yếu do thành phẩm tăng từ 701,8 tỷ đồng lên 978,9 tỷ đồng, tức tăng thêm 277,1 tỷ đồng.
Về phần nguồn vốn, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn tăng 71,9% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 370,4 tỷ đồng, lên 885,9 tỷ đồng và chiếm 27,7% tổng nguồn vốn.
Ngành thuỷ sản giảm 27% và xuất khẩu tôm giảm 31% trong nửa đầu năm 2023
Một diễn biến đáng lưu ý khác, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn thấp hơn 27% so với cùng kỳ, đạt gần 4,2 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với nửa đầu năm 2022.
Ngoài những khó khăn từ phía thị trường tiêu thụ kém, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm và cá tra bị sụt giảm lợi nhuận vì giá thức ăn, con giống và các chi phí đầu vào tăng cao, giá thành cao, trong khi giá bán hạ mà vẫn khó tiêu thụ, dẫn đến tồn kho càng khiến cho chi phí đội lên…
VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ dần hồi phục trong những tháng tới và có kết quả tốt hơn so với nửa đầu năm, nhờ những tín hiệu khả quan hơn ở các thị trường tiêu thụ, khi lượng tồn kho giảm và bước vào mùa đặt hàng cho tiêu thụ cuối năm và các dịp lễ hội.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/7, cổ phiếu FMC giảm 50 đồng về 47.200 đồng/cổ phiếu.
-
Lãi mỏng, DIC Corp tăng vay nợ để đầu tư -
Cổ phiếu HAGL Agrico giao dịch trở lại trên sàn UPCoM ngày 18/9 -
DIC Corp tiếp tục biến động nhân sự cấp cao -
Becamex - Bình Phước được cổ đông lớn góp thêm vốn -
Áp lực lớn khi khởi động lại hai nhà máy của Thép Pomina -
Sabeco sắp nâng công suất lên 3,01 tỷ lít bia/năm sau thương vụ M&A Sabibeco Group -
Điểm báo động khi khối ngoại “tháo chạy” khỏi Hoa Sen
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang