
-
Cơ chế PPP trong hợp tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
-
Đòn bẩy thể chế cho doanh nghiệp chuyển đổi số
-
Hà Nội công bố hệ thống Điểm phục vụ hành chính công từ hôm nay
-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách
-
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng -
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng
Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg lấy ngày 10/10 hàng năm là ngày Chuyển đổi số quốc gia. Xác định Chuyển đổi số là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về chuyển đổi số; UBND tỉnh ban hành Đề án về chuyển đổi số. Theo đó, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung vào 3 trụ cột trọng tâm:
Về chính quyền số, tập trung đẩy mạnh để đưa các hoạt động của Chính quyền từ tỉnh đến xã lên môi trường số, vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, để có khả năng cung cấp dịch vụ công ngày càng chất lượng hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số của tỉnh.
Về kinh tế số, các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ số, nền tảng số vào các ngành, lĩnh vực.
Về xã hội số, thực hiện việc chuyển đổi số mọi mặt trong đời sống xã hội của người dân trên toàn tỉnh. Chuyển đổi số mang đến cơ hội bình đẳng cho mọi người dân về tiếp cận dịch vụ, mang lại một loạt những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống của người dân.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đỗ Như Lâm trao giải diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Thái Bình năm 2022. |
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thái Bình Đỗ Như Lâm cho biết: Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, sản xuất kinh doanh, người dân đã từng bước sử dụng công nghệ số trong cuộc sống, chuyển đổi số tuy mới được thực hiện nhưng đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã được áp dụng trên toàn tỉnh, gửi nhận, xử lý văn bản điện tử tương đối phổ biến. Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng mạng Internet trong kinh doanh, một số đã áp dụng tự động hóa trong sản xuất.
Truy cập Internet tốc độ cao được phổ biến rộng khắp, việc học tập, giải trí, trao đổi thông tin bằng phương thức trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, sử dụng ngân hàng số, thanh toán không dùng tiềm mặt ngày càng gia tăng.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình nhấn nút ra mắt nền tảng ứng dụng ''Công dân số Thái Bình''. |
Để công tác chuyển đổi số thực sự đi vào cuộc sống, bà Trần Thị Bích Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh đề nghị chính quyền các cấp tập trung vào việc cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân một cách dễ dàng, thuận tiện, minh bạch và tin cậy, qua đó nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến.
Các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh tập trung phát triển, lựa chọn các nền tảng số để cung cấp sản phẩm, dịch vụ số phục vụ nhu cầu của đông đảo người dân. Thường xuyên hướng dẫn các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý thực hiện việc đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng các nền tảng số dành cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Duy trì và phát huy tốt vai trò của tổ công nghệ số trong việc hỗ trợ trong việc hỗ trợ người dân tham gia thực hiện chuyển đổi số; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nền tảng “Công dân số Thái Bình” để người dân biết, sử dụng, từ đó trở thành kênh kết nối chính quyền với người dân và doanh nghiệp.
Tại chương trình, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã bấm nút ra mắt ứng dụng “Công dân số Thái Bình”; Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động phong trào hưởng ứng chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông trao giải diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Thái Bình năm 2022.

-
Trước giờ sáp nhập, phiên chợ OCOP online của Bình Thuận thu hút hơn 6 triệu lượt khách -
Vai trò quyết định của người đứng đầu trong đảm bảo an ninh mạng -
Thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, ngân sách nhà nước cấp vốn 1.000 tỷ đồng -
Hạ tầng tài sản số tại Việt Nam: “Tay chơi lớn” bắt đầu hành động -
Người Việt chi 16 tỷ USD mua hàng online từ Shopee, Lazada,TikTok Shop -
Phát động Giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số năm 2025 -
Nghị quyết 57-NQ/TW: Cơ hội chưa từng có với nhà đầu tư công nghệ toàn cầu
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025