-
Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025 -
Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án sân bay Long Thành -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT
Thay mặt liên danh nhà đầu tư, ông Kasutani, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tokyo Gas, cho biết hiện nay liên danh đang hợp tác chặt chẽ với đơn vị tư vấn để hoàn thiện các thủ tục pháp lý và xây dựng kế hoạch đầu tư chi tiết.
Đồng thời, nhà đầu tư cũng đang tiến hành huy động mọi nguồn lực cần thiết, bao gồm tài chính, nhân lực, công nghệ, máy móc và thiết bị hiện đại, nhằm sẵn sàng cho quá trình khởi công xây dựng nhà máy. Tokyo Gas bày tỏ mong muốn lãnh đạo tỉnh Thái Bình tiếp tục hỗ trợ trong việc giải phóng mặt bằng và giải quyết các khó khăn phát sinh để đảm bảo tiến độ triển khai dự án.
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Tokyo Gas (Nhật Bản) và Tập đoàn Trường Thành Việt Nam. |
Trong buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận khẳng định đây là dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình cũng như khu vực phía Bắc. Vì vậy, dự án đã được đưa vào danh sách các công trình trọng điểm của tỉnh, với sự chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo tỉnh để đảm bảo tiến độ và giải quyết kịp thời những vướng mắc.
Lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình cũng đánh giá cao việc liên danh nhà đầu tư đã tuân thủ đúng tiến độ đề ra, đặc biệt trong việc hoàn tất các thủ tục pháp lý và chuẩn bị nguồn lực đầu tư. “Tỉnh Thái Bình cam kết sẽ hỗ trợ tối đa để dự án triển khai thuận lợi, bao gồm việc bàn giao mặt bằng sạch theo đúng tiến độ đã thống nhất. Thái Bình cũng sẽ tiếp tục làm việc với Chính phủ và các bộ, ngành để tháo gỡ những khó khăn liên quan đến cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho dự án”, ông Thận khẳng định.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình được đầu tư bởi liên danh giữa Tập đoàn Tokyo Gas, Công ty Điện lực Kyuden (Nhật Bản) và Tập đoàn Trường Thành Việt Nam. Nhà máy có công suất thiết kế lên tới 1.500 MW với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào quý III năm 2025 và đưa vào vận hành thương mại trước năm 2030.
Dự án không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Theo ước tính, tổng giá trị thuế nộp ngân sách nhà nước trong giai đoạn xây dựng sẽ đạt khoảng 3.600 tỷ đồng. Khi đi vào vận hành, nhà máy dự kiến sẽ đóng góp trung bình 4.000 tỷ đồng mỗi năm vào ngân sách thông qua các loại thuế.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn thúc đẩy phát triển công nghiệp và kinh tế địa phương. Đây cũng là một dự án tiên phong trong việc sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), một nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường. Nhà máy sẽ không chỉ mang lại nguồn cung cấp điện ổn định cho khu vực mà còn mở ra cơ hội việc làm cho lao động địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại Thái Bình.
Qua buổi làm việc, tỉnh Thái Bình và liên danh nhà đầu tư đã thống nhất các kế hoạch và giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đồng thời cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình triển khai. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các nhà đầu tư, dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình đang từng bước tiến gần hơn đến giai đoạn khởi công, hứa hẹn sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của địa phương và quốc gia.
-
Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án sân bay Long Thành -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT -
BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm Đồng
-
Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới -
Phần vốn nhà nước trong dự án PPP để “hỗ trợ” chứ không phải “góp vốn” -
Dự thảo Luật PPP cho phép tùy điều kiện địa phương để chọn cơ chế BT phù hợp -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,26 tỷ sau 10 tháng năm 2024 -
Làm rõ khả năng đáp ứng vốn cho đường sắt tốc độ cao -
Gỡ điểm nghẽn đầu tư, nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng -
Nhiều địa phương muốn bỏ giới hạn vốn tối thiểu thực hiện dự án PPP
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024