Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Thái Bình: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục
Phương Liên - 26/12/2018 10:52
 
Đó là ý kiến nhấn mạnh của Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Hồng Chuyên tại Hội nghị “Triển khai giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2018 – 2020” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 25/12/2018.

.
Hội nghị “Triển khai giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2018 – 2020”.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phạm Văn Dụng cho biết, Thái Bình hiện có 200 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí đạt bình quân là 17,72 tiêu chí/xã, tăng trên 12 tiêu chí/xã so với năm 2010, vượt bình quân chung trong cả nước 4 tiêu chí/xã, 1 huyện (Hưng Hà) được công nhận đạt chuẩn NTM. 18/37 xã về đích NTM năm 2018, các xã còn lại hoàn thành NTM năm 2019. Năm 2018, có 18 xã đăng ký phấn đấu đến năm 2020 đạt xã NTM nâng cao, trong đó có 8 xã đăng ký đạt xã NTM kiểu mẫu.

Hạ tầng nông thôn được phát triển đồng bộ. Từ năm 2011 đến nay đã cứng hóa 1.162 km kênh mương cấp 1 loại 3 (đạt 63%), xây dựng và nâng cấp 3.656 km đường giao thông nội đồng (đạt 76,4%), 1.057 km đường trục xã (đạt 78,33%), 1.890 km đường trục thôn (đạt 85,67%), 151 trường THCS, tiểu học và mầm non, 38 nhà văn hóa xã, 927 nhà văn hóa thôn, 179 trạm y tế, 126 chợ, hỗ trợ xây dựng, nâng cấp 5.500 nhà ở cho người có công, người nghèo,…

Hình thành và phát triển nhiều vùng sản xuất hành hóa tập trung với cùng loại sản phâm. Năm 2018, toàn tỉnh có 123 xã triển khai 185 cánh đồng lớn với tổng diện tích 15.312 ha. Cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh.

Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Chuyên yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cơ quan tuyên truyền xác định đối tượng cần tập trung trong lãnh đạo chỉ đạo, phản ánh trên báo chí là những xã đã được công nhận NTM, những xã chưa được công nhận NTM, những xã phấn đấu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện đã đạt NTM và những huyện còn lại. Chủ thể xây dựng NTM phải là người dân nông thôn, nhưng cần chú ý tới các hộ gia đình để NTM phải mới từ trong nhận thức, lối sống, nếp sống của từng người dân, từng hộ gia đình, từng dòng họ.

Đối với những xã chưa đạt chuẩn, phải tăng cường công tác tuyên truyền, rà soát lại quy hoạch, điều chỉnh lại đề án, kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng, thực hiện NTM ở các địa phương, chỉ đạo có hệ thống và logic cho từng xã về nguồn lực xây dựng NTM. Đối với các xã chưa chủ động cân đối được nguồn lực, ngoài sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, thành phố, các địa phương cần tích cực vận động nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp chung tay xây dựng nông thôn mới để đảm bảo cân đối nguồn lực.

Những xã NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu yêu cầu các huyện lưu ý 9 tiêu chí trong đó chú trọng tới những tiêu chí quan trọng và mất nhiều thời gian.

Về hướng phát triển nông thôn mới trong thời gian tới, Thái Bình đặt mục tiêu đến hết năm 2019, có 100% số xã và 2 huyện trở lên đạt chuẩn nông thôn mới. Hết năm 2020, 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới, TP. Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 5% số xã trở lên đạt các tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao, 1,5% số xã trở lên đạt các tiêu chí của xã nông thôn mới.

BAC A BANK: “Bà đỡ” cho nông nghiệp công nghệ cao
Chọn một ngách đi riêng, gai góc hơn, mạo hiểm hơn, nhưng nhờ sự khác biệt đó, BAC A BANK đã thành công và trở thành “bà đỡ” mát tay cho các dự...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư