Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Hà Nội
Hơn 26.800 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng nông thôn mới
Thanh Nga - 24/12/2018 13:07
 
Theo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội, kinh phí huy động đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của Thành ủy giai đoạn 2016 - 2020 là hơn 26.816 tỷ đồng nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, thực hiện các dự án hạ tầng - kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống nông dân.

Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Hà Nội vừa báo cáo kết quả thực hiện Chương trình của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020" năm 2018, nhiệm vụ và giải pháp năm 2019.

Theo đó, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 là hơn 26.816 tỷ đồng.

Ảnh minh họa (Internet)
Ảnh minh họa (Internet)

Cụ thể, Ngân sách trung ương thưởng cho đơn vị có thành tích trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 là 58 tỷ đồng; ngân sách thành phố đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gần 10.668 tỷ đồng; ngân sách cấp huyện hơn 12.782 tỷ đồng; ngân sách xã hơn 804 tỷ đồng; nguồn vốn huy động ngoài ngân sách gần 2.504 tỷ đồng.

Năm 2018, tổng kinh phí ngân sách thành phố bố trí là gần 2.962 tỷ đồng... Kế hoạch năm 2019, ngân sách thành phố hỗ trợ các huyện gần 3.203 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến năm 2018, thành phố Hà Nội đã bố trí 500 tỷ đồng ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại, người lao động thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố.

Tính đến hết năm 2017, thành phố có 4 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức) đạt chuẩn nông thôn mới; có 297 xã (chiếm 76,94% tổng số xã trên địa bàn thành phố) được UBND thành phố quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay còn lại 89 xã chưa đạt chuẩn, trong đó, có 72 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, còn 17 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 đến 14 tiêu chí.

Theo đánh giá, Ngân sách thành phố, huyện và thị xã đã quan tâm bố trí vốn để hỗ trợ các xã triển khai Đề án xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích doanh nghiệp và hộ dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; thực hiện cơ giới hóa phục vụ sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn.

Các huyện, thị xã và các xã đã nhận thức tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao đời sống của người dân nông thôn, phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp; quan tâm bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án hạ tầng - kinh tế - xã hội của các xã nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Triển lãm OVOP 2018 hội tụ tinh hoa làng nghề Hà Nội
Với gần 100 gian hàng đến từ hơn 20 làng nghề tiêu biểu của Hà Nội, Triển lãm Mỗi làng một sản phẩm (OVOP) 2018 mở ra hướng đi mới cho các sản...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư