Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Thái Lan dự tính chi 88 tỷ Baht hỗ trợ giá lúa
Thế Hải - 17/08/2021 09:47
 
Chính phủ Thái Lan đang cân nhắc tiếp tục các cơ chế đảm bảo giá lúa trong niên vụ 2021 - 2022, trong đó có cam kết dành 88 tỷ Bạht cho năm nay.
Chính phủ Thái Lan đang cân nhắc cơ chế đảm bảo giá lúa gạo trong niên vụ 2021-2022, trong đó có cam kết dành khoản đầu tư 88 tỷ Baht trong năm nay.
Chính phủ Thái Lan đang cân nhắc cơ chế đảm bảo giá lúa gạo trong niên vụ 2021-2022, trong đó có cam kết dành khoản đầu tư 88 tỷ Baht cho năm nay.

Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan vừa cho biết, Chính phủ Thái Lan đang cân nhắc tiếp tục các cơ chế đảm bảo giá lúa trong niên vụ 2021 - 2022, trong đó có cam kết dành 88 tỷ Bath cho năm nay.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit cho biết: "Hội đồng Chính sách ngành lúa gạo đã đồng thuận tiếp tục cơ chế bảo đảm giá lúa trong niên vụ 2021 - 2022 với các tiêu chí và các biện pháp duy trì ổn định giá gạo như niên vụ trước".

Trong tổng ngân sách phân bổ, 80 tỷ Baht được phân bổ cho cơ chế đảm bảo giá lúa, 8 tỷ Baht còn lại sẽ dành cho cơ chế ổn định giá. Quyết định này sẽ được đệ trình lên Hội đồng chính sách ngành gạo quốc gia do Thủ tướng là Chủ tịch, sau đó được gửi tới quốc hội phê chuẩn.

Theo kế hoạch đảm bảo thu nhập này, nông dân nhận khoản chênh lệch giữa giá gạo được ấn định và giá tham chiếu thay đổi mỗi 2 tuần một lần cùng với giá thị trường. Cơ chế này áp dụng cho 5 loại gạo chính: gạo trắng độ ẩm 15%, gạo Hom Mali, gạo thơm Pathum Thani độ ẩm 15%, gạo nếp độ ẩm 15%, và gạo thơm đặc sản địa phương. Theo cơ chế này, nông dân được nhận 10.000 Bạt/tấn lúa gạo trắng độ ẩm 15%, giới hạn 30 tấn/hộ gia đình hoặc 40 rai (6,4ha).

Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit nói rằng, trong niên vụ 2021 - 2022 từ tháng 10/2021 – 2/2022, Thái Lan ước đạt sản lượng 26 triệu tấn lúa, tăng 4% so với vụ hiện tại nhờ lượng mưa đầy đủ và diện tích trồng lúa tăng do Covid-19 khiến nhiều công nhân quay trở lại làm nông.

Trong một động thái liên quan, Thái Lan đang đẩy nhanh các cuộc thảo luận với Trung Quốc để thực hiện nốt 200.000 tấn còn lại trong hợp đồng 1 triệu tấn theo hình thức G2G giữa 2 bên ký năm 2015. Tháng 6/2021, Trung Quốc đã đồng ý mua 20.000 tấn gạo trắng từ Thái Lan theo thỏa thuận này.

Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trong năm 2021. Trong tổng số 6 triệu tấn gạo dự kiến xuất khẩu trong năm nay, gạo trắng sẽ chiếm 2 triệu tấn, tiếp theo là gạo Hom Mali Thái Lan với 1,5 triệu tấn, gạo đồ 1,5 triệu tấn, trong khi gạo thơm Pathum Thani, gạo thơm cấp tỉnh và gạo nếp sẽ chiếm phần còn lại.

Năm ngoái, Thái Lan xuất khẩu tổng cộng 5,72 triệu tấn gạo, giảm so với khối lượng 7,58 triệu tấn của năm 2019. Giá trị xuất khẩu gạo trong năm 2020 đạt 3,72 tỷ USD, giảm so với mức 4,27 tỷ USD của năm trước đó.

Nam Phi là thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Thái Lan, với 672.777 tấn, tiếp theo là Mỹ với 672.183 tấn, Benin với 476.290 tấn, Trung Quốc với 381.363 tấn, Angola với 347.292 tấn và các nước khác chiếm 3,17 triệu tấn.

Xuất khẩu gạo năm ngoái giảm phần lớn là do đồng Baht mạnh, khiến gạo Thái Lan đắt hơn so với các loại gạo của những đối thủ cạnh tranh. Trung Quốc cũng trở thành một nước xuất khẩu gạo để xuất kho lượng gạo dự trữ khổng lồ của nước này.

Năm ngoái, Ấn Độ đứng đầu về xuất khẩu gạo toàn cầu, với 14 triệu tấn. Tiếp theo là Việt Nam với 6,3 triệu tấn, Thái Lan với 5,72 triệu tấn, Pakistan với 4 triệu tấn và Mỹ với 3,05 triệu tấn.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) tính toán, việc đặt mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn cho năm nay là phù hợp do nhiều yếu tố rủi ro, đặc biệt là tình trạng thiếu container, và việc đồng Baht tăng mạnh. Đây là những nguyên nhân khiến giá gạo tăng cao, khó cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu khác.

Thái Lan hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 còn 1,3%
Bộ Tài chính Thái Lan vừa cắt giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của nước này từ 2,3% xuống còn 1,3%.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư